Nguyên tắc hợp tác quốc tế về hoạt động khí tượng thủy văn được quy định như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:54 (GMT+7)

Bài viết này trình bày quy định về Nguyên tắc hợp tác quốc tế về hoạt động khí tượng thủy văn theo Luật Khí tượng thủy văn năm 2020

 

Khí tượng thủy văn là sự kết hợp của khí tượng và thủy văn nhằm hiểu về các trạng thái thời tiết, khí hậu dựa trên các lập luận, mô hình… Từ đó có thể đưa ra các dự đoán về các thảm họa tự nhiên như lũ lụt, hạn hán, lốc xoáy… Đây được coi là những thông tin rất quan trong bảo vệ tài sản và tính mạng của con người và sinh vật trên Trái Đất. Hiện nay, Việt Nam đã cam kết với thế giới cùng nỗ lực giảm thiểu khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính, tận dụng cơ hội này để chúng ta cùng phối hợp giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu, biến thách thức thành cơ hội do biến đổi khí hậu gây ra.  

Ngành khí tượng Việt Nam đã trải qua hơn 100 năm hoạt động và phát triển với nhiều cống hiến quan trọng cho đất nước cũng như nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Trong những năm gần đây, hợp tác quốc tế của ngành Khí tượng Thủy văn Việt Nam đã phát triển sâu rộng, góp phần tích cực vào quá trình phát triển của Ngành nói riêng và sự nghiệp phát triển đất nước nói chung.

Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày các nội dung về nguyên tắc hợp tác quốc tế về hoạt động khí tượng thủy văn theo Điều 45 Luật Khí tượng thủy văn số 21/VBHN-VPQH ngày 15 tháng 17 năm 2020 (sau đây được gọi là Luật Khí tượng thủy văn năm 2020).

Tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và bảo đảm lợi ích quốc gia

Căn cứ vào khoản 1 Điều 45 Luật Khí tượng thủy văn năm 2020 quy định như sau:

“1. Tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và bảo đảm lợi ích quốc gia.”

Chủ quyền là có quyền lực độc lập đối với một khu vực địa lý, ví dụ như lãnh thổ.[1] Nó được thể hiện trong quyền lực lãnh đạo và thiết lập luật pháp. Các quốc gia có thể có chủ quyền toàn phần hoặc hạn chế hoặc không có chủ quyền đối với những khu vực được luật pháp quốc tế quy định là di sản chung của nhân loại.

Toàn vẹn lãnh thổ là nguyên tắc theo luật quốc tế ngăn cấm các quốc gia sử dụng vũ lực chống lại "toàn vẹn lãnh thổ hoặc độc lập chính trị" của một quốc gia khác.

Thông qua các hoạt động hợp tác quốc tế, công tác xây dựng trang thiết bị, các dự án chuyển giao công nghệ, hợp tác nghiên cứu đã tạo nhiều cơ hội cho ngành KTTV Việt Nam tiếp cận với các công nghệ mới và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần tích cực vào quá trình phát triển và hiện đại hóa. Đây cũng là nơi, Việt Nam công bố, chia sẻ những kết quả nghiên cứu, bài học kinh nghiệm của Việt Nam đến các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Đồng thời thông qua các hoạt động này, góp phần đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải quốc gia.

 

Bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của quốc gia theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên

Nội dung này được quy định chi tiết tại khoản 2 Điều 45 Luật Khí tượng thủy văn năm 2020.

Theo đó, hợp tác quốc tế phải bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của quốc gia theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Ngành KTTV nước ta tham gia tích cực vào các hoạt động hợp tác đa phương với Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO), Ủy ban Bão, Tiểu ban Khí tượng – Vật lý địa cầu ASEAN (ASCMG), Trung tâm Khí hậu khu vực Châu Á-Thái Bình Dương (APCC)…

Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khí tượng thủy văn giúp Việt Nam có cơ hội tiếp cận với các công nghệ mới và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần tích cực vào quá trình hiện đại hóa. Đồng thời, luôn xem xét và bảo đảm quyền lợi ích của quốc gia khi tham gia các hoạt động hợp tác song phương, đa phương.

Tăng cường hội nhập, nâng cao vị thế của Việt Nam trong các tổ chức quốc tế về khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu

Khoản 3 Điều 45 Luật Khí tượng thủy văn năm 2020 quy định3. Tăng cường hội nhập, nâng cao vị thế của Việt Nam trong các tổ chức quốc tế về khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu.

Theo đó, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thủy văn là xu thế tất yếu nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động và khả năng dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn, đảm bảo cuộc sống của người dân và môi trường sống trên Trái Đất. Vì vậy, việc hợp tác quốc tế phải tuân thủ nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và bảo đảm quốc gia.

Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật Khí tượng thủy văn

 

 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư