Nguyên tắc hợp tác quốc tế về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo là gì?

Thứ ba, 31/01/2023, 17:00:04 (GMT+7)

Bài viết này trình bày quy định về Nguyên tắc hợp tác quốc tế về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo

Việt Nam là quốc gia có đường bờ biển dài hơn 3.260 km, vùng đặc quyền kinh tế biển gấp khoảng ba lần diện tích đất liền, với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và hơn 3.000 đảo lớn, nhỏ. Tài nguyên và lợi thế do biển mang lại hứa hẹn nhiều triển vọng to lớn đối với sự phát triển của đất nước. Vì vậy, bảo vệ tài nguyên môi trường biển và hải đảo có ý nghĩa quan trọng trong phát triển bền vững quốc gia. Trong đó, quan trắc, giám sát tổng hợp tài nguyên môi trường biển và hải đảo là một trong những hoạt động quan trọng và thiết thực nhất đang được Nhà nước quan tâm.

Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ các nguyên tắc hợp tác quốc tế về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo theo Điều 71 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo số 82/2015/QH13 ngày 25 tháng 06 năm 2015 (sau đây được gọi tắt là Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015).

Kết hợp chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội

Căn cứ theo khoản 1 Điều 71 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015 quy định như sau:

“1. Hợp tác quốc tế về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo phải đặt trong tổng thể chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược biển, chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo, phù hợp với đường lối và chính sách đối ngoại của Việt Nam.”

Theo đó, đối ngoại là vấn đề rất quan trọng của Việt Nam. Theo đó đường lối và chính sách đối ngoại của Việt Nam là độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn là đối tác đáng tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.

Đảm bảo nguyên tắc ây dựng vùng biển hòa bình, hợp tác, hữu nghị

Nội dung này được quy định chi tiết tại khoản 2 Điều 72 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015.

Theo đó, việc hợp tác quốc tế về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo phải bảo đảm nguyên tắc xây dựng vùng biển hòa bình, hợp tác, hữu nghị cùng phát triển trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Độc lập dân tộc là tư tưởng chủ đạo, bảo vệ toàn vẹn chủ quyền là nguyên tắc bất biến. Vì vậy đây cũng là nền tảng cho mọi hoạt động đối ngoại của nước ta. Việc hợp tác quốc tế về lĩnh vực tài nguyên môi trường biển và hải đảo không chỉ là mở rộng ngoại giao, phát triển đất nước mà còn phải đi kèm với bảo vệ và giữ gìn đất nước.

Phát huy tiềm năng, khai thác hiệu quả

Nguyên tắc thứ ba được đề cập đến trong hợp tác quốc tế là bảo đảm phát huy tiềm năng, thế mạnh, khai thác hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo, phát triển bền vững biển và hải đảo.

Biển, đảo Việt Nam không những là khu vực phát triển kinh tế đầy tiềm năng, là nơi án ngữ các trục giao thông huyết mạch trên biển, cùng với nguồn lợi về tài nguyên, kinh tế biển, mà còn là môi trường tác chiến quan trọng trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, từng ngành, địa phương, phải biết phát huy tiềm năng, thế mạnh của mình để phát triển KT-XH của địa phương, ngành mình; đồng thời, tích cực tham gia phát triển kinh tế biển cho phù hợp, phấn đấu đưa nước ta trở thành một quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển.

Chủ động hội nhập quốc tế

Nguyên tắc cuối cùng về hội nhập quốc tế về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo đó là chủ động hội nhập, thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ trong các tổ chức quốc tế và điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Chủ động, tích cực hội nhập Quốc tế là chính sách ngoại giao của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Chính sách là chủ trương của Đại hội Đảng lần thứ XI. Đây là đường lối ngoại giao thứ 4 sau khi Việt Nam đổi mới.

Theo đó, hội nhập quốc tế phải nhằm củng cố môi trường hòa bình, tranh thủ tối đa các điều kiện quốc tế thuận lợi để phát triển đất nước nhanh và bền vững, nâng cao đời sống nhân dân; giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; quảng bá hình ảnh Việt Nam, bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc; tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia, nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của đất nước; góp phần tích cực vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư