2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Việt Nam là quốc gia có đường bờ biển dài hơn 3.260 km, vùng đặc quyền kinh tế biển gấp khoảng ba lần diện tích đất liền, với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và hơn 3.000 đảo lớn, nhỏ. Tài nguyên và lợi thế do biển mang lại hứa hẹn nhiều triển vọng to lớn đối với sự phát triển của đất nước. Trong quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên hải đảo, nhiều hoạt động của con người đã trực tiếp hoặc gián tiếp làm gia tăng mức độ suy thoái tài nguyên, môi trường hoặc những thay đổi theo chiều hướng bất lợi tại các hải đảo. Để đáp ứng nhu cầu về sử dụng và phát triển bền vững các hải đảo Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015 đã đưa ra các quy định về quản lý tài nguyên hải đảo, trong đó đặc biệt nhấn mạnh về vấn đề phân loại hải đảo để khai thác, sử dụng tài nguyên hải đảo.
Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ nội dung về Nguyên tắc kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo theo Điều 42 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo số 82/2015/QH13 ngày 25 tháng 06 năm 2015 (sau đây được gọi tắt là Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015)
- Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015;
- Luật số 35/2018/QH14 ngày 20 tháng 11 năm 2018 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019;
- Nghị định 40/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.
Căn cứ vào khoản 1 Điều 42 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015 quy định như sau:
“1. Kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo phải được thực hiện thường xuyên, ưu tiên công tác phòng ngừa; kịp thời xử lý, khắc phục có hiệu quả tình trạng ô nhiễm, sự cố môi trường biển, suy thoái môi trường biển và hải đảo.”
Tài nguyên biển và hải đảo bao gồm tài nguyên sinh vật và tài nguyên phi sinh vật thuộc khối nước biển, đáy biển, lòng đất dưới đáy biển, vùng đất ven biển và quần đảo, đảo, bãi cạn lúc chìm lúc nổi, bãi ngầm (được gọi chung là hải đảo) thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.
Theo đó, kiểm soát ô nhiễm môi trường là tập hợp các biện pháp, hoạt động nhằm phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện, xử lý ô nhiễm và phục hồi môi trường. Trong nhiều trường hợp, kiểm soát ô nhiễm môi trường cũng đồng nghĩa với việc ngăn chặn phát sinh, giảm thiểu và loại bỏ các chất gây ô nhiễm (ở các thể loại rắn, lỏng, khí và các dạng tiếng ồn, bức xạ, độ rung) ra môi trường.
Các nội dung chính của kiểm soát ô nhiễm môi trường bao gồm:
- Phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm môi trường từ khi chưa phát sinh;
- Phát hiện ô nhiễm môi trường;
- Giảm thiểu, xử lý ô nhiễm môi trường khi đã phát sinh và;
- Phục hồi môi trường ở những nơi đã bị ô nhiễm.
Phòng ngừa ô nhiễm môi trường (còn gọi là kiểm soát đầu đường ống) là việc đánh giá, dự báo các tác động đối với môi trường, đề xuất, thực hiện các giải pháp ngăn ngừa, xử lý trước khi triển khai dự án mới. Khuyến khích lối sống thân thiện với môi trường, áp dụng các biện pháp sản xuất sạch hơn, sử dụng hiệu quả tài nguyên, năng lượng...
Nguyên tắc thứ hai trong kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo là:
“2. Các khu vực biển phải được phân vùng rủi ro ô nhiễm để có giải pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo hiệu quả.”
Môi trường biển là một bộ phận không gian trái đất bao gồm các vùng nước biển, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển có tính chất vật lý, hóa học đặc trưng và các tài nguyên sinh vật, hệ sinh thái, cảnh quan và phi sinh vật có môi trường sống hoặc tồn tại ở đó cùng với các yếu tố vật chất, phi vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động tương hỗ tạo thành một tổng thể nhằm duy trì sự sống toàn cầu và bảo đảm phát triển bền vững đối với con người và sinh vật biển.
Theo đó, việc phân cấp vùng rủi ro ô nhiễm và phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển, hải đảo được thực hiện trên từng ô bờ, ô ven bờ, ô biển.
- Việc phân cấp vùng rủi ro ô nhiễm phải căn cứ vào:
+ Thông tin, số liệu đo đạc quan trắc môi trường;
+ Sử dụng công cụ tính toán, mô phỏng quá trình phát thải, lan truyền, biến đổi, chuyển hóa chất gây ô nhiễm trong môi trường biển, hải đảo.
- Việc phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường phải:
+ Căn cứ vào kết quả tính toán và xác định giá trị của các chỉ số tương ứng với các tiêu chí phân cấp vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo đối với từng ô; và
+ Được thể hiện trên bản đồ theo quy định của pháp luật.
Trên đây là 02 nguyên tắc đầu tiên trong kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo. Các nội dung tiếp theo sẽ được Luật Hoàng Anh làm rõ ở Phần 2.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh