2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Việt Nam là quốc gia có đường bờ biển dài hơn 3.260 km, vùng đặc quyền kinh tế biển gấp khoảng ba lần diện tích đất liền, với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và hơn 3.000 đảo lớn, nhỏ. Tài nguyên và lợi thế do biển mang lại hứa hẹn nhiều triển vọng to lớn đối với sự phát triển của đất nước. Theo đó, việc ngăn chặn xu thế ô nhiễm, suy thoái môi trường biển, tình trạng sạt lở bờ biển và biển xâm thực; phục hồi và bảo tồn các hệ sinh thái biển quan trọng… được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng được Nhà nước chú trọng. Vì vậy, Chính phủ đã đề ra những quy định cụ thể về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo nhằm quản lý sát sao, chặt chẽ các hoạt động thuộc lĩnh vực này.
Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ nội dung về nguyên tắc quản lý tổng hợp tài nguyên, môi trường biển và hải đảo theo Điều 5 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo số 82/2013/QH13 ngày 25 tháng 06 năm 2013 (sau đây được gọi tắt là Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2013).
Căn cứ vào khoản 1 Điều 5 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2013 quy định như sau:
“1. Tài nguyên biển và hải đảo phải được quản lý thống nhất theo chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo; quy hoạch, kế hoạch sử dụng biển; quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ; bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo đảm quốc phòng, an ninh.”
Tài nguyên biển và hải đảo bao gồm tài nguyên sinh vật và tài nguyên phi sinh vật thuộc khối nước biển, đáy biển, lòng đất dưới đáy biển, vùng đất ven biển và quần đảo, đảo, bãi cạn lúc chìm lúc nổi, bãi ngầm (sau đây gọi chung là hải đảo) thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam. Tài nguyên biển và hải đảo là nguồn lực quan trọng của đất nước, phải được khai thác, sử dụng bền vững cho mục đích phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, các giá trị văn hóa, xã hội, lịch sử, nâng cao đời sống và sinh kế cộng đồng, ứng phó và thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, đảm bảo quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên biển và hải đảo.
Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo đề ra các quan điểm, mục tiêu, định hướng, nhiệm vụ và giải pháp mang tính quản lý tổng hợp để các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển xây dựng và điều chỉnh các chiến lược, chương trình, đề án, dự án, nhiệm vụ trong lĩnh vực và quyền hạn được phân công nhằm khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo phục vụ phát triển các ngành kinh tế biển.
Nội dung này được quy định chi tiết tại khoản 2 Điều 5 Luật Tài nguyên, môi trường và biển đảo năm 2013.
Theo đó, nguyên tắc thứ hai là Quản lý tổng hợp tài nguyên biển và hải đảo phải dựa trên tiếp cận hệ sinh thái, bảo đảm tài nguyên biển và hải đảo được khai thác, sử dụng phù hợp với chức năng của từng khu vực biển và trong giới hạn chịu tải của môi trường, các hệ sinh thái biển, hải đảo.
Quản lý tổng hợp tài nguyên biển và hải đảo là việc hoạch định và tổ chức thực hiện các chính sách, cơ chế, công cụ điều phối liên ngành, liên vùng để bảo đảm tài nguyên biển và hải đảo được khai thác, sử dụng hiệu quả, duy trì chức năng và cấu trúc của hệ sinh thái nhằm phát triển bền vững, bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam trên biển, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Tài nguyên biển và hải đảo được khai thác, sử dụng bền vững, công bằng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; ô nhiễm môi trường biển được kiểm soát, phòng ngừa, giảm thiểu; đa dạng sinh học biển, ven biển và hải đảo, được duy trì và phục hồi; các giá trị di sản văn hóa biển được bảo tồn và phát huy; tác động của thiên tai được hạn chế thấp nhất có thể, biến đổi khí hậu và nước biển dâng được ứng phó hiệu quả.
Khoản 3 Điều 5 Luật Tài nguyên, môi trường và biển đảo năm 2013 quy định Việc quản lý tổng hợp tài nguyên biển và hải đảo phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp; tạo điều kiện thuận lợi để cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân có liên quan tham gia tích cực và hiệu quả trong quá trình quản lý; bảo đảm quyền tiếp cận của người dân với biển.
Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển lập chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo và trình Chính phủ phê duyệt. Bên cạnh đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ động làm việc với nhiều chuyên gia trong và ngoài nước để tham gia góp ý dự thảo Chiến lược Tài nguyên biển và hải đảo được khai thác, sử dụng bền vững, công bằng phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh