2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Thủy lợi đóng vai trò rất quan trọng trong việc khai thác sử dụng, bảo vệ nguồn tài nguyên nước và môi trường, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, đáp ứng các yêu cầu về nước để tồn tại và phát triển cuộc sống cũng như các loại hình sản xuất phát triển kinh tế. Trước tầm quan trọng đó, Luật Thủy lợi được Quốc hội khóa 14, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 19-6-2017 và có hiệu lực từ ngày 1-7-2018 có 10 chương, 60 điều quy định về điều tra cơ bản, chiến lược, quy hoạch thủy lợi; đầu tư xây dựng công trình thủy lợi; quản lý, khai thác công trình thủy lợi và vận hành hồ chứa thủy điện phục vụ thủy lợi; dịch vụ thủy lợi; bảo vệ và bảo đảm an toàn công trình thủy lợi; thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng; quyền, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong hoạt động thủy lợi; trách nhiệm quản lý nhà nước về thủy lợi. Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày nguyên tắc và căn cứ định giá sản phẩm, dich vụ thủy lợi.
Thủy lợi là tổng hợp các giải pháp nhằm tích trữ, điều hòa, chuyển, phân phối, cấp, tưới, tiêu và thoát nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối; kết hợp cấp, tiêu, thoát nước cho sinh hoạt và các ngành kinh tế khác; góp phần phòng, chống thiên tai, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo đảm an ninh nguồn nước.
Sản phẩm, dịch vụ thủy lợi là sản phẩm, dịch vụ được tạo ra do khai thác công trình thủy lợi. Theo đó, Công trình thủy lợi là công trình hạ tầng kỹ thuật thủy lợi bao gồm đập, hồ chứa nước, cống, trạm bơm, hệ thống dẫn, chuyển nước, kè, bờ bao thủy lợi và công trình khác phục vụ quản lý, khai thác thủy lợi. Khai thác công trình thủy lợi là việc khai thác, sử dụng tiềm năng và lợi thế của công trình thủy lợi để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.
Giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi là khoản tiền phải trả cho một đơn vị sản phẩm, dịch vụ thủy lợi.
Khoản 1 Điều 34 Luật Thủy lợi 2017 quy định thẩm quyền định giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi như sau:
1. Nhà nước định giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi.
Việc xác định giá sẽ căn cứ vào thị trường tại thời điểm định giá trong thời tiết bình thường được chủ quản lý công trình thủy lợi hoặc tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi thực hiện để trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Như vậy, định giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi sẽ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định và quy định giá tối đa, giá cụ thể sản phẩm, dịch vụ thủy lợi.
Khoản 2 Điều 34 Luật Thủy lợi 2017 quy định việc định giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi thực hiện theo quy định của pháp luật về giá và các quy định sau đây:
- Giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi bao gồm chi phí quản lý, vận hành, bảo trì, chi phí khấu hao, chi phí thực tế hợp lý khác và lợi nhuận phù hợp với mặt bằng thị trường. Trong từng thời kỳ, căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi phí khấu hao đối với công trình thủy lợi sử dụng vốn nhà nước;
- Kịp thời điều chỉnh giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khi các yếu tố hình thành giá thay đổi.
Khoản 3 Điều 34 Luật Thủy lợi 2017 quy định căn cứ định giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi bao gồm:
- Giá thành, chất lượng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi; mức lợi nhuận; lộ trình điều chỉnh giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
- Khả năng thanh toán của người sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi;
- Khả năng cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi;
- Đặc điểm, loại công trình thủy lợi;
- Định mức kinh tế - kỹ thuật trong quản lý, khai thác, bảo trì và đầu tư xây dựng công trình thủy lợi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh