2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Việt Nam là quốc gia có đường bờ biển dài hơn 3.260 km, vùng đặc quyền kinh tế biển gấp khoảng ba lần diện tích đất liền, với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và hơn 3.000 đảo lớn, nhỏ. Tài nguyên và lợi thế do biển mang lại hứa hẹn nhiều triển vọng to lớn đối với sự phát triển của đất nước. Vì vậy, bảo vệ tài nguyên môi trường biển và hải đảo có ý nghĩa quan trọng trong phát triển bền vững quốc gia. Trong đó, nhận chìm ở biển là một nội dung rất quan trọng trong mục tiêu bảo vệ môi trường biển và hải đảo. Vậy, những gì được nhận chìm ở biển?
Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ các nội dung về nhận chìm ngoài vùng biển Việt Nam gây thiệt hại tới tài nguyên, môi trường biển và hải đảo Việt Nam theo Điều 63 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo số 82/2015/QH13 ngày 25 tháng 06 năm 2015 (sau đây được gọi tắt là Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015).
Căn cứ vào Điều 63 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015 quy định như sau:
“Tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện nhận chìm ngoài vùng biển Việt Nam nhưng gây thiệt hại cho môi trường, các hệ sinh thái và kinh tế - xã hội trong vùng biển, hải đảo Việt Nam có trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trả toàn bộ chi phí liên quan tới điều tra, khảo sát, đánh giá mức độ thiệt hại, thực hiện các giải pháp phục hồi môi trường, hệ sinh thái và các chi phí khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.”
Nhận chìm ở biển được hiểu là sự đánh chìm hoặc trút bỏ có chủ định xuống biển các vật, chất được nhận chìm ở biển theo quy định của Luật này.
Nhận chìm ở biển là hoạt động tuy đem lại lợi ích duy trì hoạt động cảng biển, khai thông luồng lạch xây dựng công trình, đồng thời giải quyết vật chất khó xử lý thì cũng để lại những hậu quả nghiêm trọng, tác động mạnh mẽ đến môi trường, đa dạng sinh học và cảnh quan thiên nhiên. Tác động dễ thấy nhất là quá trình nhận chìm làm xáo trộn vùng biển, đục nước, thay đổi nền đáy, hủy hoạt các hệ sinh thái… Ở những vùng phát triển kinh tế, vấn đề ô nhiễm hóa chất có độc tính như kim loại nặng, dầu, mỡ, chất bảo vệ thực vật… sau thời gian dài lắng xuống đáy cũng nguy hại không kém. Do đó, không phải tất cả loại vật, chất đều được nhận chìm hay có thể nhận chìm ở vùng biển bất ký mà phải được quản lý kiểm soát chặt chẽ theo quy định của pháp luật cả trong và ngoại nước.
Ở Việt Nam hiện nay, việc nhận chìm ở biển Việt Nam phải được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép và chọn vị trí không có bãi san hô, không có thảm thực vật, độ sâu phải đảm bảo không ảnh hưởng đến luồng chạy tàu. Đồng thời, vật chất nhận chìm phát sinh ngoài lãnh thổ Việt Nam không được phép nhận chìm ở vùng biển Việt Nam.
Nếu vật, chất được nhận chìm ở ngoài vùng biển Việt Nam nhưng lại làm ảnh hưởng đến môi trường trong nước, gây thiệt hại cho môi trường và các hệ sinh thái, kih tế - xã hội trong vùng biển, hải đảo Việt Nam thì phải bồi thường thiệt hại và khắc phục hậu quả do hoạt động nhận chìm gây ra theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh