Những hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực tài nguyên, môi trường biển và hải đảo là gì? (Phần 2)

Thứ ba, 31/01/2023, 17:00:01 (GMT+7)

Bài viết này trình bày quy định về Những hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực tài nguyên, môi trường biển và hải đảo

Việt Nam là quốc gia có đường bờ biển dài hơn 3.260 km, vùng đặc quyền kinh tế biển gấp khoảng ba lần diện tích đất liền, với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và hơn 3.000 đảo lớn, nhỏ. Tài nguyên và lợi thế do biển mang lại hứa hẹn nhiều triển vọng to lớn đối với sự phát triển của đất nước. Theo đó, việc ngăn chặn xu thế ô nhiễm, suy thoái môi trường biển, tình trạng sạt lở bờ biển và biển xâm thực; phục hồi và bảo tồn các hệ sinh thái biển… được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng được Nhà nước chú trọng. Vì vậy, Chính phủ đã đề ra những quy định cụ thể về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo nhằm quản lý sát sao, chặt chẽ các hoạt động thuộc lĩnh vực này.

Tiếp nối Phần 1, trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ các hành vi tiếp theo bị nghiêm cấm trong lĩnh vực tài nguyên, môi trường biển và hải đảo theo Điều 8 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo số 82/2013/QH13 ngày 25 tháng 06 năm 2013 (sau đây được gọi tắt là Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2013).

Hủy hoại, làm suy thoái môi trường, hệ sinh thái biển, hải đảo

Hệ sinh thái biển là hệ sinh thái thủy sinh lớn nhất trên thế giới và được phân biệt bởi các vùng nước có hàm lượng muối cao. Tài nguyên biển và hải đảo bao gồm tài nguyên sinh vật và tài nguyên phi sinh vật thuộc khối nước biển, đáy biển, lòng đất dưới đáy biển, vùng đất ven biển và quần đảo, đảo, bãi cạn lúc chìm lúc nổi, bãi ngầm (sau đây gọi chung là hải đảo) thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.

Môi trường và biển đảo có ý nghĩa và vai trò đặc biệt quan trọng, gắn liền với chủ quyền quốc gia, đặc quyền kinh tế và an ninh quốc phòng trên biển, là nguồn lực đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh và an toàn, bảo đảm quốc phòng - an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

Chính vì vậy, việc hủy hoại, làm suy thoái môi trường, hệ sinh thái biển, hải đảo là hành vi bị nghiêm cấm và sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

Nhận chìm vật, chất ở vùng biển Việt Nam mà không có giấy phép, trái quy định

Khoản 6 Điều 8 Luật Tài nguyên, môi trường và biển đảo năm 2013 quy định về hành vi bị nghiêm cấm sau:

“6. Nhận chìm vật, chất ở vùng biển Việt Nam mà không có giấy phép, trái quy định của pháp luật.”

Theo đó, hoạt động nhận chìm phải đáp ứng các nguyên tắc sau:

  • Việc nhận chìm ở biển chỉ được thực hiện khi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép theo quy định của Luật này.
  • Vật, chất nhận chìm phát sinh ngoài lãnh thổ Việt Nam không được phép nhận chìm ở vùng biển Việt Nam.
  • Khu vực biển được sử dụng để nhận chìm phải phù hợp với quy hoạch sử dụng biển, quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ.
  • Việc nhận chìm ở biển không được gây ra tác động có hại đến sức khỏe con người, tiềm năng phát triển kinh tế của đất nước; hạn chế tối đa ảnh hưởng xấu tới môi trường, hệ sinh thái biển.
  • Việc nhận chìm ở biển phải được quản lý, kiểm soát chặt chẽ.

Cung cấp, khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu tài nguyên, môi trường biển và hải đảo không đúng quy định của pháp luật

Nguyên tắc này được quy định tại khoản 7 Điều 8 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2013.

Cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường biển và hải đảo quốc gia là tập hợp thống nhất toàn bộ dữ liệu về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo trong phạm vi cả nước được chuẩn hóa theo chuẩn quốc gia, được số hóa để cập nhật, quản lý, khai thác bằng hệ thống công nghệ thông tin.

Theo đó, việc lưu trữ dữ liệu tài nguyên, môi trường biển và hải đảo được thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ, các quy định, quy trình, quy phạm và quy chuẩn kỹ thuật chuyên ngành. Tất cả các dữ liệu thu thập được phải được phân loại, đánh giá, xử lý để có hình thức, biện pháp lưu trữ, bảo quản, bảo vệ phù hợp, bảo đảm an toàn. Vì vậy, chỉ cung cấp khai thác sử dụng thông tin, dữ liệu tài nguyên, môi trường biển và hải đảo khi đủ điều kiện pháp luật cho phép.

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo

Hành vi bị nghiêm cấm thứ 8 là Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo.

Trong đó, quản lý tổng hợp tài nguyên biển và hải đảo là việc hoạch định và tổ chức thực hiện các chính sách, cơ chế, công cụ điều phối liên ngành, liên vùng để bảo đảm tài nguyên biển và hải đảo được khai thác, sử dụng hiệu quả, duy trì chức năng và cấu trúc của hệ sinh thái nhằm phát triển bền vững, bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam trên biển, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư