2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ những hành vi tiếp theo bị nghiêm cấm về đa dạng sinh học theo Điều 7 Luật Đa dạng sinh học số 32/VBHN-VPQH ngày 10 tháng 12 năm 2028 (sau đây được gọi là Luật Đa dạng sinh học năm 2018).
Nội dung này được quy định cụ thể tại khoản 3 Điều 7 Luật Đa dạng sinh học năm 2018.
Theo đó, nghiêm cấm hành vi điều tra, khảo sát, thăm dò, khai thác khoáng sản; chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô trang trại, nuôi trồng thủy sản quy mô công nghiệp; cư trú trái phép, ô nhiễm môi trường trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và phân khu phục hồi sinh thái của khu bảo tồn.
Khu bảo tồn thiên nhiên (sau đây gọi là khu bảo tồn) là khu vực địa lý được xác lập ranh giới và phân khu chức năng để bảo tồn đa dạng sinh học. Khu bảo tồn đa dạng sinh học là nơi lưu giữ nhiều loài động vật và thực vật. Ngoài ra khu bảo tồn đa dạng sinh học là nơi có rất nhiều loại động vật, thực vật phong phú và đa dạng, trong đó có nhiều loại đang nằm trong danh sách tuyệt chủng.
Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị ô nhiễm, đồng thời các tính chất vật lý, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại tới sức khỏe con người và các sinh vật khác, làm ảnh hưởng nặng nề đến sự đa dạng sinh học. Ô nhiễm môi trường chủ yếu do hoạt động của con người gây ra như khai thái tài nguyên thiên nhiên và các hoạt động chăn nuôi không đúng quy định.
Nội dung này được quy định chi tiết tại khoản 4 Điều 7 Luật Đa dạng sinh học năm 2018.
Loài nguy cấp theo Sách Đỏ IUCN là tình trạng bảo tồn nổi tiếng trên toàn cầu. Hơn 50% các loài trên thế giới được ước tính có nguy cơ tuyệt chủng. Loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ là loài hoang dã, giống cây trồng, giống vật nuôi, vi sinh vật và nấm đặc hữu, có giá trị đặc biệt về khoa học, y tế, kinh tế, sinh thái, cảnh quan, môi trường hoặc văn hóa - lịch sử mà số lượng còn ít hoặc bị đe dọa tuyệt chủng.
Như vậy đây là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội.
Theo đó, hành vi quảng cáo để kinh doanh thực vật rừng, động vật rừng và sản phẩm của chúng trái quy định của pháp luật, bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điểm đ Khoản 4 Điều 16 Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày 25/4/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp. Cụ thể, phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi trên.
Hành vi săn bắt, giết, nuôi, nhốt động vật rừng trái quy định của pháp luật nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự, bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 35/2019/NĐ-CP. Tùy theo mức độ vi phạm sẽ phạt tiền từ 5.000.000 đồng lên đến 400.000.000 đồng, kèm theo hình thức xử phạt bổ sung và khắc phục hậu quả.
Trường hợp vi phạm vượt mức xử lý hành chính nêu trên sẽ bị xem xét xử lý hình sự theo quy định tại Điều 244 Bộ luật Hình sự 2015 đã được sửa đổi bổ sung 2017 (Số: 01/VBHN-VPQH, ngày 10/7/2017) với tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp; quý, hiếm. Tùy từng trường hợp và mức độ vi phạm, người bị xử phạt sẽ bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm, mức phạt tù cao nhất từ 10 năm đến 15 năm.
Căn cứ vào khoản 5 Điều 7 Luật Đa dạng sinh học năm 2018 quy định như sau:
“5. Nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo trái phép loài động vật, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.”
Loài nguy cấp theo Sách Đỏ IUCN là tình trạng bảo tồn nổi tiếng trên toàn cầu. Hơn 50% các loài trên thế giới được ước tính có nguy cơ tuyệt chủng. Loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ là loài hoang dã, giống cây trồng, giống vật nuôi, vi sinh vật và nấm đặc hữu, có giá trị đặc biệt về khoa học, y tế, kinh tế, sinh thái, cảnh quan, môi trường hoặc văn hóa - lịch sử mà số lượng còn ít hoặc bị đe dọa tuyệt chủng. Trong đó, loài hoang dã là loài động vật, thực vật, vi sinh vật và nấm sinh sống và phát triển theo quy luật.
Theo đó, các hành động nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trfoong cấy nhân tạo phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và được đăng ký công khai minh bạch, đảm bảo cơ sở thực hiện phải đầy đủ thiết bị kỹ thuật, đủ điều kiện để động thực vật phát triển ổn định và không nhằm vào mục địch có hại.
Trên đây là 3 hành vi bị nghiêm cấm tiếp theo trong bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học. Các nội dung còn lại sẽ được Luật Hoàng Anh làm rõ ở Phần 3.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật Đa dạng sinh học năm 2018
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh