2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Việt Nam là quốc gia có đường bờ biển dài hơn 3.260 km, vùng đặc quyền kinh tế biển gấp khoảng ba lần diện tích đất liền, với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và hơn 3.000 đảo lớn, nhỏ. Tài nguyên và lợi thế do biển mang lại hứa hẹn nhiều triển vọng to lớn đối với sự phát triển của đất nước. Vì vậy, bảo vệ tài nguyên môi trường biển và hải đảo có ý nghĩa quan trọng trong phát triển bền vững quốc gia và phải được báo cáo hoạt động quản lý thường xuyên để nắm bắt kịp thời. Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ nội dung báo cáo của bộ, ngành về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo pháp luật về Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.
Cơ sở pháp lý
Nội dung của báo cáo trước hết cần phải có mục tổng quan tình hình quản lý hoạt động điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học, khai thác, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo.
Hoạt động nghiên cứu khoa học về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo được thực hiện thông qua các nhiệm vụ khoa học và công nghệ về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo theo quy định của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, và pháp luật về khoa học và công nghệ.
Theo đó, phần tổng quan tình hình nhằm khái quát lại các hoạt động trong thời gian vừa qua một cách khách quan nhất, có cái nhìn tổng thể nhất và đánh giá kết quả hoạt động của kỳ trước.
Nội dung tiếp theo cần nêu là ết quả triển khai thực hiện trong kỳ báo cáo, bao gồm các yêu cầu sau:
a) Công tác xây dựng, ban hành, thực thi, kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hoạt động điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học, khai thác, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo;
b) Thực hiện chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo;
c) Thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng biển;
d) Thực hiện quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ;
đ) Quản lý, thực hiện hoạt động điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo;
e) Quản lý hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển và hải đảo;
g) Công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo;
h) Công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển;
i) Công tác thống kê tài nguyên biển và hải đảo; quan trắc, giám sát tổng hợp và hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo;
k) Hợp tác quốc tế về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo;
l) Công tác tuyên truyền về biển và hải đảo; phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo;
m) Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo.
Theo đó, các thông tin ở phần 2 cần phải đưa ra một cách chính xác, đầy đủ, trung thực và khách quan. Số liệu cần phải được làm mới thường xuyên và lấy tại ngay thời điểm lập báo cáo.
Nội dung cuối cùng là về các khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân và đề xuất, kiến nghị các giải pháp khắc phục.
Để quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo một cách tốt nhất thì phải nhìn ra được các khó khăn, vướng mắc trong công tác, hoạt động. Từ đó biết cách khắc phục nhược điểm cũ và có hướng đi mới trong kỳ tiếp theo.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh