Nội dung phòng ngừa thiên tai là gì?

Thứ ba, 31/01/2023, 17:00:09 (GMT+7)

Nội dung phòng ngừa thiên tai

Việt Nam với khí hậu nhiệt đới gió mùa nằm ở một trong 05 ổ bão lớn của thế giới, hàng năm phải đối mặt với nhiều loại thiên tai xảy ra. Đặc biệt, các thiên tai mang tính cực đoan đã xảy ra nhiều hơn, gây thiệt hại nhiều hơn về người và ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế đất nước.

Trước những tác động đó, cần có những văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các hoạt động phòng, chống thiên tai. Ngày 19 tháng 06 năm 2013, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII đã thông qua Luật phòng, chống thiên tai. Chủ tịch nước đã ký lệnh công bố số 07/2013/L-CTN ngày 28 tháng 6 năm 2013 và Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 5 năm 2014. Bài viết dưới đây, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày về nội dung phòng ngừa thiên tai theo quy định của pháp luật?

Phòng, chống thiên tai là gì?

Thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội, bao gồm: bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác.

Phòng, chống thiên tai là quá trình mang tính hệ thống, bao gồm hoạt động phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.

Nội dung phòng ngừa thiên tai

Theo quy định tại Điều 13 Luật phòng, chống thiên tai 2013, nội dung phòng ngừa thiên tai bao gồm:

1. Xây dựng, phê duyệt và thực hiện chiến lược, kế hoạch phòng, chống thiên tai.

2. Lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của địa phương và quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành.

3. Xây dựng chính sách trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai.

4. Xác định, đánh giá, phân vùng rủi ro thiên tai và theo dõi, giám sát thiên tai.

5. Quy hoạch vùng dân cư và tổ chức sản xuất thích ứng với thiên tai; rà soát, có kế hoạch di dời dân cư vùng có rủi ro thiên tai rất cao.

6. Xác định cấp độ rủi ro thiên tai.

7. Xây dựng và quản lý công trình phòng, chống thiên tai.

8. Tổ chức, tham gia thông tin, truyền thông và giáo dục về phòng, chống thiên tai đối với các cấp, các ngành và cộng đồng.

9. Chuẩn bị ứng phó thiên tai, bao gồm:

a) Xây dựng phương án ứng phó với các cấp độ rủi ro thiên tai và loại thiên tai cụ thể;

b) Chuẩn bị về nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị và nhu yếu phẩm phục vụ ứng phó thiên tai;

c) Tổ chức thường trực, cập nhật thông tin diễn biến thiên tai; tổ chức dự báo, cảnh báo thiên tai;

d) Tổ chức và tham gia tập huấn, huấn luyện, diễn tập kỹ năng phòng, chống thiên tai.

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư