Nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường được quy định như thế nào? (Phần 3)

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:38 (GMT+7)

Bài viết này trình bày Nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2020

 

Trong thời gian qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong lĩnh vực tăng trưởng nền kinh tế quốc gia, nâng cao đời sống tinh thần và vật chất của người dân. Tuy nhiên, quá trình phát triển nền kinh tế công nghiệp đã bộc lộ nhiều bất cập và tạo ra nhiều áp lực lớn lên môi trường, các hệ sinh thái và đa dạng sinh học. Tình trạng ô nhiễm môi trường xảy ra phức tạp ảnh hưởng nặng nề đến môi trường và chất lượng sống của cộng đồng. Trước thực tế này, đòi hỏi Việt Nam phải đưa ra các biện pháp cụ thể để quản lý và hạn chế các tác động tiêu cực với môi trường, bảo đảm lợi ích của cộng đồng

Tiếp nối Phần 2, trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ các nội dung tiếp theo về nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường theo Điều 164 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 (sau đây được gọi là Luật Bảo vệ môi trường năm 2020).

Thanh tra, kiểm tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; xác định thiệt hại và yêu cầu bồi thường thiệt hại về môi trường.

Căn cứ vào khoản 9 Điều 164 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định như sau:

“9. Thanh tra, kiểm tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; xác định thiệt hại và yêu cầu bồi thường thiệt hại về môi trường.”

Theo đó, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường là hoạt động kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với tổ chức, cá nhân, trừ trường hợp kiểm tra để giải quyết các thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật.

Thanh tra là hoạt động xem xét, đánh giá cũng như thực hiện các biện pháp kỉ luật của tổ chức, cá nhân thuộc tổ chức và quy trình thanh tra sẽ được thực hiện theo trình tự pháp luật nhất định.

Theo đó, chủ thể làm ô nhiễm môi trường mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp chủ thể đó không có lỗi.

Truyền thông, giáo dục môi trường, nâng cao nhận thức, ý thức về bảo vệ môi trường; đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ quản lý về bảo vệ môi trường.

Khoản 10 Điều 164 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định:

“10. Truyền thông, giáo dục môi trường, nâng cao nhận thức, ý thức về bảo vệ môi trường; đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ quản lý về bảo vệ môi trường.”

Truyền thông chính là những hoạt động truyền đạt hay lan truyền thông tin, định hướng được hành vi của dư luận thông qua các phương tiện như báo đài, radio, mạng Internet và các hội nghị, buổi giao lưu tuyên truyền…

Đẩy mạnh công tác truyền thông, phổ biến kiến thức, tuyên truyền pháp luật về bảo vệ môi trường nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân, cộng đồng trong việc bảo vệ, giữ gìn, đảm bảo vệ sinh môi trường.

Tổ chức nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, ứng dụng chuyển giao công nghệ, hội nhập và hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường.

Nội dung này được quy định tại khoản 11 Điều 164 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.

Theo đó, nội dung của quản lý nhà nước là tổ chức nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, ứng dụng chuyển giao công nghệ, hội nhập và hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường.

Hội nhập và hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường được thực hiện trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi, tăng cường sức mạnh tổng hợp và nâng cao vị thế, uy tín của quốc gia, tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, tuân thủ pháp luật của mỗi bên, pháp luật quốc tế và cam kết trong các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế có liên quan đến môi trường.

Các tổ chức, cá nhân nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, ứng dụng chuyển giao công nghệ nhằm xây dựng và củng cố mạnh mẽ mạng lưới các cơ sở đào tạo uy tín, nâng cao thương hiệu các cơ sở nghiên cứu của Việt Nam trên trường quốc tế, đồng thời góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho lĩnh vực tài nguyên và môi trường của Việt Nam.

Bố trí kinh phí ngân sách nhà nước để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường theo phân cấp ngân sách hiện hành; thống kê, theo dõi và công bố các nguồn chi cho bảo vệ môi trường.

Khoản 12 Điều 164 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định:

“12. Bố trí kinh phí ngân sách nhà nước để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường theo phân cấp ngân sách hiện hành; thống kê, theo dõi và công bố các nguồn chi cho bảo vệ môi trường.”

Bảo vệ môi trường là hoạt động phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, cải thiện chất lượng môi trường; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Theo đó, kinh phí cho hoạt động bảo vệ môi trường bao gồm kinh phí ngân sách nhà nước và các nguồn khác theo quy định của pháp luật. Như vậy kinh phí chi cho bảo vệ môi trường phải đảm bảo công khai, minh bạch và được thống kê theo quy định pháp luật.

Xem thêm: Tổng hợp bài viết về luật bảo vệ môi trường

Luật Hoàng Anh

 

 

 

 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư