2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Khí tượng thủy văn là sự kết hợp của khí tượng và thủy văn nhằm hiểu về các trạng thái thời tiết, khí hậu dựa trên các lập luận, mô hình… Từ đó có thể đưa ra các dự đoán về các thảm họa tự nhiên như lũ lụt, hạn hán, lốc xoáy… Đây được coi là những thông tin rất quan trong bảo vệ tài sản và tính mạng của con người và sinh vật trên Trái Đất. Hiện nay, Việt Nam đã cam kết với thế giới cùng nỗ lực giảm thiểu khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính, tận dụng cơ hội này để chúng ta cùng phối hợp giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu, biến thách thức thành cơ hội do biến đổi khí hậu gây ra.
Ngành khí tượng Việt Nam đã trải qua hơn 100 năm hoạt động và phát triển với nhiều cống hiến quan trọng cho đất nước cũng như nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Trong những năm gần đây, hợp tác quốc tế của ngành Khí tượng Thủy văn Việt Nam đã phát triển sâu rộng, góp phần tích cực vào quá trình phát triển của Ngành nói riêng và sự nghiệp phát triển đất nước nói chung.
Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày các nội dung đầu tiên về quản lý nhà nước về hoạt động khí tượng thủy văn theo Điều 49 Luật Khí tượng thủy văn số 21/VBHN-VPQH ngày 15 tháng 17 năm 2020 (sau đây được gọi là Luật Khí tượng thủy văn năm 2020).
Căn cứ vào khoản 1 Điều 49 Luật Khí tượng thủy văn năm 2020 quy định như sau:
“1. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình chuyên môn, định mức kinh tế - kỹ thuật về khí tượng thủy văn, giám sát biến đổi khí hậu.”
Trong đó, khí tượng thủy văn là cụm từ chỉ chung khí tượng, thủy văn và hải văn. Khí tượng là trạng thái của khí quyển, quá trình diễn biến của các hiện tượng tự nhiên trong khí quyển. Thủy văn là trạng thái, quá trình diễn biến và sự vận động của nước sông, suối, kênh, rạch, hồ. Hải văn là trạng thái, quá trình diễn biến và sự vận động của nước biển.
Giám sát biến đổi khí hậu là quá trình thu thập thông tin, dữ liệu, phân tích, đánh giá, theo dõi diễn biến của khí hậu trong khoảng thời gian dài để xác định các biểu hiện của biến đổi khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên, môi trường, hệ sinh thái, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội.
Nội dung này được quy định chi tiết tại khoản 2 Điều 49 Luật Khí tượng thủy văn.
Theo đó, nội dung thứ hai là Quản lý mạng lưới trạm, các hoạt động quan trắc, dự báo, cảnh báo; truyền, phát tin dự báo, cảnh báo; khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu; phục vụ, dịch vụ khí tượng thủy văn; tác động vào thời tiết, giám sát biến đổi khí hậu.
Quan trắc khí tượng thủy văn là việc quan sát, đo đạc trực tiếp hoặc gián tiếp một cách có hệ thống các thông số biểu hiện trạng thái, hiện tượng, quá trình diễn biến của khí quyển, nước sông, suối, kênh, rạch, hồ và nước biển.
Dự báo khí tượng thủy văn là đưa ra thông tin, dữ liệu về trạng thái, quá trình diễn biến và hiện tượng khí tượng thủy văn trong tương lai ở một khu vực, vị trí với khoảng thời gian xác định. Cảnh báo khí tượng thủy văn là đưa ra thông tin, dữ liệu về nguy cơ xảy ra các hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm, bất thường có thể ảnh hưởng hoặc gây thiệt hại về người, tài sản và môi trường.
Giám sát biến đổi khí hậu là quá trình thu thập thông tin, dữ liệu, phân tích, đánh giá, theo dõi diễn biến của khí hậu trong khoảng thời gian dài để xác định các biểu hiện của biến đổi khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên, môi trường, hệ sinh thái, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội.
Tác động vào thời tiết chỉ được thực hiện tại khu vực cụ thể có điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng phù hợp, trong khoảng thời gian xác định. Tác động vào thời tiết không được làm cản trở hoặc gây tác động có hại đối với hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh quốc gia.
Công tác quản lý nhà nước về mạng lưới khí tượng thủy văn trong những năm gần đây đã có nhiều đổi mới và đạt được nhiều thành tựu đáng kể như: Đổi mới công tác quản lý mạng lười trạm khí tượng thủy văn quốc gia; Công khai mốc giới hành lang kỹ thuật công trình khí tượng thủy văn; giám sát chặt chẽ việc nâng cấp, giải thể, di chuyển các trạm khí tượng thủy văn; Công tác quản lý mạng lưới trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng cũng đang từng bước hoàn thiện.
Nội dung thứ ba là Tổ chức phổ biến pháp luật, thông tin, truyền thông, giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng; đầu tư nghiên cứu khoa học và công nghệ; đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu.
Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu trong một khoảng thời gian dài do tác động của các điều kiện tự nhiên và hoạt động của con người, biểu hiện bởi sự nóng lên toàn cầu, mực nước biển dâng và gia tăng các hiện tượng khí tượng thủy văn cực đoan.
Khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu ngày nay đang là những vấn đề mang tính toàn cầu và có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người tại quốc gia và cả thế giới. Chính vì thế, mỗi người cần trang bị cho mình những kiến thức đầy đủ và đúng đắn để bảo vệ quyền lợi ích của mình cũng như góp phần bảo vệ môi trường sống quanh ta.
Trên đây là 3 nội dung đầu tiên về quản lý nhà nước về khí tượng thủy văn. Các nội dung tiếp theo sẽ được Luật Hoàng Anh làm rõ ở Phần 2.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh