2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Khí tượng thủy văn là sự kết hợp của khí tượng và thủy văn nhằm hiểu về các trạng thái thời tiết, khí hậu dựa trên các lập luận, mô hình… Từ đó có thể đưa ra các dự đoán về các thảm họa tự nhiên như lũ lụt, hạn hán, lốc xoáy… Đây được coi là những thông tin rất quan trong bảo vệ tài sản và tính mạng của con người và sinh vật trên Trái Đất. Hiện nay, Việt Nam đã cam kết với thế giới cùng nỗ lực giảm thiểu khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính, tận dụng cơ hội này để chúng ta cùng phối hợp giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu, biến thách thức thành cơ hội do biến đổi khí hậu gây ra.
Ngành khí tượng Việt Nam đã trải qua hơn 100 năm hoạt động và phát triển với nhiều cống hiến quan trọng cho đất nước cũng như nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Trong những năm gần đây, hợp tác quốc tế của ngành Khí tượng Thủy văn Việt Nam đã phát triển sâu rộng, góp phần tích cực vào quá trình phát triển của Ngành nói riêng và sự nghiệp phát triển đất nước nói chung.
Tiếp nối Phần 1, trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày các nội dung tiếp theo về quản lý nhà nước về hoạt động khí tượng thủy văn theo Điều 49 Luật Khí tượng thủy văn số 21/VBHN-VPQH ngày 15 tháng 17 năm 2020 (sau đây được gọi là Luật Khí tượng thủy văn năm 2020).
Căn cứ vào khoản 4 Điều 49 Luật Khí tượng thủy văn năm 2020 quy định như sau:
“4. Hướng dẫn việc sử dụng thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn, giám sát biến đổi khí hậu trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội; lồng ghép kết quả giám sát biến đổi khí hậu vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.”
Trong đó, khí tượng thủy văn là cụm từ chỉ chung khí tượng, thủy văn và hải văn. Khí tượng là trạng thái của khí quyển, quá trình diễn biến của các hiện tượng tự nhiên trong khí quyển. Thủy văn là trạng thái, quá trình diễn biến và sự vận động của nước sông, suối, kênh, rạch, hồ. Hải văn là trạng thái, quá trình diễn biến và sự vận động của nước biển.
Giám sát biến đổi khí hậu là quá trình thu thập thông tin, dữ liệu, phân tích, đánh giá, theo dõi diễn biến của khí hậu trong khoảng thời gian dài để xác định các biểu hiện của biến đổi khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên, môi trường, hệ sinh thái, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội.
Theo đó, thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn được sử dụng phục vụ thiết kế công trình, chương trình, quy hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội phải được cập nhật đến năm gần nhất. Đồng thời, thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn phải được sử dụng đúng mục đích.
Nội dung này được quy định chi tiết tại khoản 2 Điều 49 Luật khí tượng thủy văn năm 2020.
Theo đó, nội dung quản lý nhà nước về khí tượng thủy văn gồm cấp, gia hạn, đình chỉ, thu hồi giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn.
Dự báo khí tượng thủy văn là đưa ra thông tin, dữ liệu về trạng thái, quá trình diễn biến và hiện tượng khí tượng thủy văn trong tương lai ở một khu vực, vị trí với khoảng thời gian xác định.
Cảnh báo khí tượng thủy văn là đưa ra thông tin, dữ liệu về nguy cơ xảy ra các hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm, bất thường có thể ảnh hưởng hoặc gây thiệt hại về người, tài sản và môi trường.
Khoản 6 Điều 49 Luật Khí tượng thủy văn năm 2020 quy định nội dung tiếp theo là hợp tác quốc tế về hoạt động khí tượng thủy văn.
Theo đó, hợp tác quốc tế bao gồm hoạt động tham gia các hoạt động quan trắc, dự báo, điều tra, khảo sát, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ về khí tượng thủy văn, giám sát biến đổi khí hậu trong các chương trình, dự án hợp tác đa phương, song phương, khu vực và toàn cầu.
Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khí tượng thủy văn giúp Việt Nam có cơ hội tiếp cận với các công nghệ mới và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần tích cực vào quá trình hiện đại hóa. Đồng thời, luôn xem xét và bảo đảm quyền lợi ích của quốc gia khi tham gia các hoạt động hợp tác song phương, đa phương.
Nội dung cuối cùng trong quản lý nhà nước về khí tượng thủy văn là Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về khí tượng thủy văn; giải quyết khiếu nại, tố cáo về khí tượng thủy văn.
Hiện nay, công tác quản lý nhà nước về khí tượng thủy văn tại các địa phương đã được quan tâm, chỉ đạo, triển khai thực hiện trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản chỉ đạo điều hành của Chính phủ; Ủy ban nhân dân các địa phương đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn về công tác khí tượng thủy văn trên địa bàn; tổ chức phổ biến, tuyên truyền và hướng dẫn sâu rộng pháp luật về khí tượng thủy văn; chỉ đạo tăng cường công tác cảnh báo, dự báo khí tượng thủy văn phục vụ vận hành an toàn hồ chứa, dự báo xâm nhập mặn, nước biển dâng và phòng chống giảm nhẹ thiên tai. Các chủ công trình đã tổ chức quan trắc khí tượng thủy văn theo quy định tại Luật khí tượng thủy văn.
Tổng cục đang phối hợp với các đơn vị có liên quan, Sở Tài nguyên và Môi trường các địa phương nêu trên tiến hành rà soát các đối tượng thanh tra, kiểm tra cụ thể và xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật Khí tượng thủy văn
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh