2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Lâm nghiệp Việt Nam là một ngành kinh tế - kĩ thuật có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, là một bộ phận không thể tách rời trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn. Bên cạnh đó, lâm nghiệp có vai trò sống còn trong việc bảo vệ môi trường cũng như chống biến đổi khí hậu. Trong những năm gần đây, ngành Lâm nghiệp đang có những bước tăng trưởng đáng kể và tương đối toàn diện. Với mức tăng trưởng nảy, ngành Lâm nghiệp đang góp phần đáng kể vào tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, vào tăng trưởng kinh tế và góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của một bộ phận dân cư miền núi cũng như những người làm trong ngành lâm nghiệp. Vì vậy, lâm nghiệp Việt Nam là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước.
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngày 15/11/2017 tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV thông qua Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019. Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14, có 12 Chương với 108 Điều (sau đây gọi tắt là Luật Lâm nghiệp 2017).
Theo quy định tại Điều 1 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định phạm vi điều chỉnh của Luật này như sau:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định về quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng; chế biến và thương mại lâm sản.
Rừng là một hệ sinh thái bao gồm các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, vi sinh vật, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó thành phần chính là một hoặc một số loài cây thân gỗ, tre, nứa, cây họ cau có chiều cao được xác định theo hệ thực vật trên núi đất, núi đá, đất ngập nước, đất cát hoặc hệ thực vật đặc trưng khác; diện tích liên vùng từ 0,3 ha trở lên; độ tàn che từ 0,1 trở lên.
Lâm sản là sản phẩm khai thác từ rừng bao gồm thực vật rừng, động vật rừng và các sinh vật rừng khác gồm cả gỗ, lâm sản ngoài gỗ, sản phẩm gỗ, song, mây, tre, nứa đã chế biến.
Trước đây, nếu Luật Lâm nghiệp 2004 chỉ chú trọng quản lý và bảo vệ, phát triển rừng thì Luật Lâm nghiệp 2017 đã mở rộng phạm vi điều chỉnh xác định lâm nghiệp là một ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù, từ hoạt động quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng, chế biến và thương mại lâm sản, gồm tất cả các hoạt động gắn liền với sản xuất hàng hóa và dịch vụ liên quan đến rừng. Luật đã khẳng định lâm nghiệp là ngành kinh tế - xã hội có liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm lâm nghiệp, từ quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng đến chế biến và thương mại lâm sản; khẳng định ngành Lâm nghiệp vừa thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, vừa phát huy giá trị xã hội là thích ứng với biến đổi khí hậu với đòi hỏi phải quản lý bền vững.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh