2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay thì môi trường chính là vấn đề nóng bỏng được chính phủ các quốc gia quan tâm hàng đầu, trong đó có Việt Nam. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, tốc độ đô thị hóa nhanh, sự di dân tự do từ các tỉnh về thành phố lớn, việc xây dựng các công trình, các khu chung cư nhiều… nên đối mặt với những thách thức to lớn từ ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu. Những vấn đề này đe dọa trực tiếp tới cuộc sống của con người và các sinh vật trê Trái Đất. Vì vậy, phòng ngừa, ứng phó với sự cố môi trường được coi là vấn đề cấp thiết và quan trọng của quốc gia. Nhận thấy được vấn đề này, Chính phủ đã đưa ra những quy định về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường nhằm giúp người dân có nhận thức đúng đắn và kịp thời có những hành động hợp lý trong công tác bảo vệ môi trường trong thời buổi hiện nay.
Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ các quy định phân cấp sự cố môi trường và các giai đoạn ứng phó sự cố môi trường theo Điều 123 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 (sau đây được gọi là Luật Bảo vệ môi trường năm 2020).
Căn cứ theo khoản 1 Điều 123 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định như sau:
“1. Việc phân cấp sự cố môi trường được căn cứ vào phạm vi ô nhiễm, suy thoái môi trường tại thời điểm phát hiện sự cố để xác định cơ quan có trách nhiệm chỉ đạo ứng phó, bao gồm các cấp sau đây:
a) Sự cố môi trường cấp cơ sở là sự cố môi trường có phạm vi ô nhiễm, suy thoái môi trường trong cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
b) Sự cố môi trường cấp huyện là sự cố môi trường vượt quá phạm vi sự cố cấp cơ sở và có phạm vi ô nhiễm, suy thoái môi trường trong địa bàn của một đơn vị hành chính cấp huyện;
c) Sự cố môi trường cấp tỉnh là sự cố môi trường vượt quá phạm vi sự cố môi trường cấp huyện và có phạm vi ô nhiễm, suy thoái môi trường trong địa bàn của một đơn vị hành chính cấp tỉnh;
d) Sự cố môi trường cấp quốc gia là sự cố môi trường có phạm vi ô nhiễm, suy thoái môi trường trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên hoặc có phạm vi ô nhiễm, suy thoái môi trường xuyên quốc gia.”
Sự cố môi trường là sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc do biến đổi bất thường của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái môi trường nghiêm trọng.
Sự cố môi trường không tự nhiên mà xảy ra, có thể là do sự tác động của tự nhiên nhưng chủ yếu là do hoạt động kinh doanh sản xuất của con người hiện nay. Vì vậy, việc phân cấp sự cố môi trường là một trong những nội dung thiết thực và quan trọng để thuận lợi cho các công tác ứng phó sự cố môi trường một cách hợp lý và khoa học nhất. Đồng thời, phân rõ ràng, cụ thể trách nhiệm ứng phó của các chủ thể có thẩm quyền chỉ đạo, tổ chức ứng phó sự cố môi trường.
Nội dung này được quy định tại khoản 2 Điều 123 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
Theo đó, ứng phó sự cố môi trường gồm các giai đoạn sau đây:
“a) Chuẩn bị ứng phó sự cố môi trường;
b) Tổ chức ứng phó sự cố môi trường;
c) Phục hồi môi trường sau sự cố môi trường.”
Giai đoạn thứ nhất gồm các hoạt động như xây dựng kế hoạch, kịch bản ứng phó sự cố, xây dựng lực lượng, nguồn lực và trang thiết bị ứng phó sự cố và tổ chức diễn tập ứng phó sự cố.
Giai đoạn thứ hai là tổ chức ứng phó sự cố môi trường được coi là giai đoạn phức tạp và khó khăn nhất, gồm các hoạt động tiếp nhận, xử lý thông tin. Đồng thời thành lập, chỉ định người chỉ huy, huy động lực lượng triển khai hoạt động ứng phó sự cố môi trường.
Giai đoạn thứ ba gồm các nội dung như điều tra, đánh giá mức độ thiệt hại, xác định hạng mục phục hồi môi trường và xây dựng, tổ chức kế hoạch cải tại, phục hồi môi trường.
Mỗi giai đoạn tuy có nội dung và trách nhiệm của chủ thể khác nhau nhưng đều có nhiệm vụ quan trọng trong công tác ứng phó sự cố môi trường, vì vậy các giai đoạn cần được thực hiện đảm bảo kỹ thuật và yêu cầu của pháp luật.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về luật bảo vệ môi trường
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh