2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Đất hay thổ nhưỡng là lớp ngoài cùng của thạch quyển. Đất đóng vai trò rất quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của con người và các sinh vật khác. Là môi trường nuôi dưỡng cây cối, sinh vật, là nơi để con người sinh sống và thực hiện các hoạt động sản xuất, sinh hoạt. Tuy nhiên, hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường đất ngày một nghiêm trọng do bị nhiễm các chất thải, hóa chất độc hại hay do hoạt động khai thác không hợp lý của con người.
Vì vậy, Nhà nước đã đưa ra các quy định về bảo vệ môi trường đất để hướng dẫn người thân thi hành và hành động bảo vệ môi trường hợp lý nhất. Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ phân tích 2 nội dung về phân loại khu vực ô nhiễm môi trường đất và quản lý chất lượng môi trường đất theo quy định tại Điều 16 và Điều 17 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 (sau đây sẽ được gọi tắt là Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.)
Căn cứ theo Điều 16 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, quy định:
“1. Khu vực ô nhiễm môi trường đất là khu vực đất có chất ô nhiễm vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.
2. Khu vực ô nhiễm môi trường đất được phân loại theo tiêu chí nguồn gây ô nhiễm, khả năng lan truyền, đối tượng chịu tác động.
3. Khu vực ô nhiễm môi trường đất được phân loại theo mức độ ô nhiễm, gồm khu vực ô nhiễm, khu vực ô nhiễm nghiêm trọng và khu vực ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng.”
Ô nhiễm môi trường đất là hiện tượng thay đổi tính chất theo chiều hướng xấu, khi đó các loại hóa chất độc hại vượt mức cho phép, từ đó khiến nguồn tài nguyên bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến đời sống của con người.
Quy chuẩn kỹ thuật môi trường là quy định bắt buộc áp dụng mức giới hạn của thông số về chất lượng môi trường, hàm lượng của chất ô nhiễm có trong nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, thiết bị, sản phẩm, hàng hóa, chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
Theo đó, pháp luật đã dựa vào các tiêu chí nguồn gây ô nhiễm, khả năng lan truyền và đối tượng chịu tác động để phân loại khu vực gây ô nhiễm với 3 mức độ là khu vực ô nhiễm, khu vực ô nhiễm nghiêm trọng và khu vực đặc biệt nghiêm trọng. Từ việc phân loại này, các cơ quan, tổ chức có thể đưa ra phương án xử lý và phục hồi hiệu quả nhất cho từng vùng cấp độ.
Điều 17 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định về quản lý trách nhiệm môi trường đất:
“1. Chất lượng môi trường đất phải được điều tra, đánh giá, phân loại và công khai thông tin theo quy định của pháp luật.
2. Khu vực đất có nguy cơ ô nhiễm phải được theo dõi và giám sát.
3. Khu vực ô nhiễm môi trường đất phải được điều tra, đánh giá, khoanh vùng, xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất.
4. Vùng đất bị ô nhiễm dioxin có nguồn gốc từ chất diệt cỏ dùng trong chiến tranh, thuốc bảo vệ thực vật tồn lưu và chất độc hại khác phải được điều tra, đánh giá, khoanh vùng và xử lý bảo đảm yêu cầu về bảo vệ môi trường.”
Dioxin hay còn gọi là chất độc màu da cam, tác nhân cam...chỉ hàng trăm hợp chất hóa học tồn tại rất lâu dài khi nó thâm nhập vào thiên nhiên cũng như trong cơ thể con người cùng các động thực vật khác và là tác nhân nguy hiểm, de dọa sức khỏe cộng đồng. Dioxin là sản phẩm phụ, xuất hiện khi chế tạo những chất hóa học công nghiệp liên quan đến clo như thuốc trừ sâu, thuốc tẩy trắng và một số dùng cho ngành da giày. Tiếp xúc với hợp chất dioxin lâu có thể gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là về lâu dài có thể gây ra ung thư, dị tật.
Việt Nam có nhiều khu vực bị nhiễm dioxin do Chiến tranh gây ra đã để lại nhiều đe dọa đến cuộc sống và môi trường xung quanh, đặc biệt là môi trường đất. Vì vậy, đây là những khu vực phải được giám sát thường xuyên và quản lý một cách chặt chẽ. Đồng thời, liên tục đánh giá chất lượng môi trường để phân vùng và có những phương án giải quyết hiệu quả nhất.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh