Phân loại, lưu giữ, chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt là gì? (Phần 2)

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:13 (GMT+7)

Bài viết này trình bày quy định về Phân loại, lưu giữ, chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2020

 

Trong những năm qua, môi trường đã và đang là vấn đề được Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đặc biệt quan tâm. Song song với quá trình phát triển của nền kinh tế công nghiệp thì môi trường cũng đang ngày càng bị đe dọa nghiêm trọng do hoạt động sinh hoạt và kinh doanh sản xuất của con người. Theo thống kế, có hàng nghìn tấn chất thải ra đại dương mỗi ngày và dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường trầm trọng. Nhận thấy được tính cấp thiết của vấn đề này, Nhà nước và Chính phủ đã đặt ra những vấn đề về kiểm soát chất thải, đánh giá môi trường để sớm đưa ra được các phương án xử lý chất thải.

Tiếp nối phần 1, trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ các nội dung tiếp theo về phân loại, lưu giữ, chuyển giao chất thải sinh hoạt rắn theo Điều 75 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 (sau đây được gọi là Luật Bảo vệ môi trường năm 2020).

Quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở hộ gia đình, cá nhân nông thôn

Căn cứ theo khoản 4 Điều 75 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định:

4. Hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt sau khi thực hiện phân loại theo quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện quản lý như sau:

a) Khuyến khích tận dụng tối đa chất thải thực phẩm để làm phân bón hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi;

b) Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân tái sử dụng; tái chế hoặc cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt;

c) Chất thải thực phẩm không thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này phải được chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt;

d) Chất thải rắn sinh hoạt khác phải được chứa, đựng trong bao bì theo quy định và chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.

Tùy theo từng thành phần và tính chất của chất thải mà độ nguy hại và phân hủy của chúng cũng khác nhau. Theo đó, những loại chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân phải được phân loại theo nguyên tắc mà pháp luật quy định để xử lý riêng từng loại.

Tái chế, tái sử dụng không chỉ tạo điều kiện xử lý và tiết kiệm năng lượng mà còn giảm ô nhiễm môi trường và góp phần bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. Như vậy, Nhà nước khuyến khích tái chế, tái sử dụng chất thải rắn để hạn chế lượng chất thải ra ngoài môi trường. Đối với các chất thải khác không tái chế được thì phải được thu gom và chuyển giao cho cơ sở có chức năng xử lý.

Phân loại, lưu giữ và chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt ở nông thôn

Khoản 5 Điều 75 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định như sau:

5. Khuyến khích hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt thực hiện phân loại, lưu giữ và chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt theo quy định tại khoản 3 Điều này.

Chất thải rắn sinh hoạt bao gồm tất cả các loại chất thải từ đồ ăn thừa, thức uống, các loại vỏ chai, vỏ hộp, ống nước, vật tư ốc vít, xong nồi, chảo, dao, máy cưa... được thải ra trong quá trình sinh hoạt hằng ngày của con người. Chúng bao gồm các thành phần vô cơ và hữu cơ khác nhau. Để thực hiện công tác bảo vệ môi trường hiệu quả, Nhà nước khuyến khích tái chế, tái sử dụng chất thải rắn để hạn chế lượng chất thải ra ngoài môi trường. Đối với các chất thải khác không tái chế được thì phải được thu gom và chuyển giao cho cơ sở có chức năng xử lý.

Theo đó, chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân tái sử dụng, tái chế hoặc cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt. Chất thải thực phẩm và chất thải rắn sinh hoạt khác phải được chứa, đựng trong bao bì theo quy định và chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt; chất thải thực phẩm có thể được sử dụng làm phân bón hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi.

Trên đây là 2 nội dung về xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở nông thôn. Các nội dung tiếp theo sẽ được Luật Hoàng Anh làm rõ ở Phần 3.

Xem thêm: Tổng hợp bài viết về luật bảo vệ môi trường

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư