2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Trong những năm qua, môi trường đã và đang là vấn đề được Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đặc biệt quan tâm. Song song với quá trình phát triển của nền kinh tế công nghiệp thì môi trường cũng đang ngày càng bị đe dọa nghiêm trọng do hoạt động sinh hoạt và kinh doanh sản xuất của con người. Theo thống kế, có hàng nghìn tấn chất thải ra môi trường mỗi ngày và dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường trầm trọng. Nhận thấy được tính cấp thiết của vấn đề này, Nhà nước và Chính phủ đã đặt ra những vấn đề về kiểm soát chất thải, đánh giá môi trường để sớm đưa ra được các phương án xử lý chất thải.
Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ 3 nội dung đầu tiên về phân loại, lưu giữ, vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường theo Điều 80 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 (sau đây được gọi là Luật Bảo vệ môi trường năm 2020).
Căn cứ vào khoản 1 Điều 81 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định:
“1. Chất thải rắn công nghiệp thông thường được phân loại thành các nhóm sau đây:
a) Nhóm chất thải rắn công nghiệp thông thường được tái sử dụng, tái chế làm nguyên liệu sản xuất;
b) Nhóm chất thải rắn công nghiệp thông thường đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật được sử dụng trong sản xuất vật liệu xây dựng và san lấp mặt bằng;
c) Nhóm chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý.”
Chất thải công nghiệp thông thường bao gồm tất cả các loại thải phát sinh trong quá trình sản xuất, kinh doanh hay sinh hoạt của một doanh nghiệp. Tuy không mang nhiều hiểm hoạ như chất thải nguy hại, nhóm thải này vẫn cần được xử lí chặt chẽ nhằm tránh những tác động xấu đến môi trường sống và sức khoẻ con người.
Vì vậy, việc phân loại chất thải rắn công nghiệp thông thường sẽ làm giảm thiểu rác thải ra ngoài môi trường và có thể tận dụng vào làm nguyên liệu sản xuất.
Khoản 2 Điều 81 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định như sau:
“2. Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, cơ quan, tổ chức phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường có trách nhiệm phân loại tại nguồn theo quy định tại khoản 1 Điều này; lưu giữ bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường. Chất thải rắn công nghiệp thông thường không được phân loại phải được quản lý như chất thải quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.”
Theo đó, các cơ sở phải có trách nhiệm với lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh trên địa bàn của mình, bảo đảm không để ảnh hưởng xấu đến môi trường và phân loại rõ ràng trước khi đưa đến khu vực xử lý chất thải rắn.
Nội dung này được quy định cụ thể tại khoản 3 Điều 81 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
Theo đó, chất thải rắn công nghiệp thông thường có lẫn chất thải nguy hại không thực hiện việc phân loại hoặc không thể phân loại được thì được quản lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại.
Chất thải công nghiệp được chia làm hai nhóm chính là chất thải thông thường và chất thải nguy hại. Trong đó chất thải thông thường không có hoặc có chứa rất ít các chất/ hợp chất có khả năng gây hại đến con người và môi trường tự nhiên.
Trong đó, chất thải nguy hại là loại chất thải có các mối đe dọa đáng kể hoặc tiềm ẩn đối với sức khỏe con người và môi trường. Vì vậy, nếu chất thải rắn công nghiệp thông thường mà bị lẫn với chất thải nguy hại thì phải được quản lý như chất thải nguy hại. Trước khi vận chuyển thì phải được ghi nhãn vật liệu nguy hiểm đúng cách và phải hiển thị các bảng hiệu thích hợp. Chất thải phải được kiểm soát, kê khai bằng văn bản và được vận chuyển bởi một người vận chuyển đã được phê duyệt.
Trên đây là 3 nội dung về việc phân loại chất thải rắn công nghiệp thông thường. Các nội dung tiếp theo sẽ được Luật Hoàng Anh phân tích rõ hơn ở Phần 2.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về luật bảo vệ môi trường
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh