2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Trong những năm qua, môi trường đã và đang là vấn đề được Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đặc biệt quan tâm. Song song với quá trình phát triển của nền kinh tế công nghiệp thì môi trường cũng đang ngày càng bị đe dọa nghiêm trọng do hoạt động sinh hoạt và kinh doanh sản xuất của con người. Theo thống kế, có hàng nghìn tấn chất thải ra môi trường mỗi ngày và dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường trầm trọng. Nhận thấy được tính cấp thiết của vấn đề này, Nhà nước và Chính phủ đã đặt ra những vấn đề về kiểm soát chất thải, đánh giá môi trường để sớm đưa ra được các phương án xử lý chất thải.
Tiếp nối phần 1, trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ các nội dung tiếp theo về phân loại, lưu giữ, vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường theo Điều 80 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 (sau đây được gọi là Luật Bảo vệ môi trường năm 2020).
Lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường
Căn cứ theo khoản 4 Điều 81 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định:
“4. Chất thải rắn công nghiệp thông thường phải được lưu giữ riêng theo loại đã được phân loại; không để lẫn chất thải nguy hại với chất thải rắn công nghiệp thông thường; không làm phát tán bụi, rò rỉ nước thải ra môi trường; lưu giữ bằng các thiết bị, dụng cụ, khu vực lưu giữ phù hợp theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.”
Mỗi nhóm ngành công nghiệp thường tạo ra những loại chất thải đặc trưng chứa nhiều thành phần hóa học khác nhau, chủ yếu là 2 nhóm chất thải chính là chất thải nguy hại và chất thải thông thường.
Chất thải thông thường phát sinh theo nhiều dạng thông qua nhiều hoạt động công nghiệp như chế biến và đóng gói thực phẩm, in ấn, dệt may, luyện kim, sản xuất vật liệu xây dựng hay các thiết bị điện tử. Việc phân loại chất thải rắn công nghiệp thông thường sẽ làm giảm thiểu rác thải ra ngoài môi trường và có thể tận dụng vào làm nguyên liệu sản xuất.
Chất thải nguy hại là loại chất thải có các mối đe dọa đáng kể hoặc tiềm ẩn đối với sức khỏe con người và môi trường.
Lưu giữ chất thải rắn là việc giữ chất thải rắn trong một khoảng thời gian nhất định ở nơi được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trước khi vận chuyển đến cơ sở xử lý. Theo đó, việc lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường phải đảm bảo theo đúng phân loại để tránh bị trộn lẫn với các chất thải nguy hại gây khó khăn cho việc xử lý chất thải và lãng phí thời gian để xác định lại. Đồng thời, lưu giữ chất thải phải đảm bảo các yêu cầu bảo vệ môi trường, sử dụng các cơ sở, thiết bị máy móc phù hợp quy định pháp luật.
Khoản 5 Điều 81 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định như sau:
“5. Việc vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường phải đáp ứng yêu cầu sau đây:
a) Chất thải phải được chứa, đụng trong các thiết bị, dụng cụ bảo đảm không rơi vãi, rò rỉ, phát tán ra môi trường trong quá trình vận chuyển, trừ trường hợp chất thải đặc thù có khối lượng lớn phải chứa, đựng trực tiếp bằng các thiết bị, thùng chứa của phương tiện vận chuyển;
b) Chất thải phải được vận chuyển theo loại sau khi đã được phân loại theo quy định;
c) Phương tiện vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý phải có thiết bị định vị đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, hoạt động theo tuyến đường và thời gian quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.”
Vận chuyển chất thải rắn là quá trình chuyên chở chất thải rắn từ nơi phát sinh, thu gom, lưu giữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc bãi chôn lấp cuối cùng.
Chất thải công nghiệp thông thường bao gồm tất cả các loại thải phát sinh trong quá trình sản xuất, kinh doanh hay sinh hoạt của một doanh nghiệp. Tuy không mang nhiều hiểm hoạ như chất thải nguy hại, nhóm thải này vẫn cần được xử lí chặt chẽ nhằm tránh những tác động xấu đến môi trường sống và sức khoẻ con người. Theo đó, mỗi quá trình phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về luật bảo vệ môi trường
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh