2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Việt Nam là một quốc gia với đường bờ biển dài 3.260km trải dài từ Bắc vào Nam. Ngoài ra nước ta còn có mạng lưới sống ngoài dày đặc với 2 con sông lớn gồm Sông Hồng, Sông Cửu Long và hơn 2300 con sông dài trên 10 km, 93% là những con sông ngắn và nhỏ. Với điều kiện tự nhiên như vậy, từ xa xưa đất nước ta đã chú trọng và phát triển mạnh mẽ các ngành nghề gắn liền với công tác thủy lợi. Tuy nhiên, với địa hình tương đối bằng phẳng so với mạng lưới sông ngòi thì về mùa mưa, lưu lượng dòng chảy quá lớn có thể gây ra lũ lụt, nhất là ở các vùng cửa sông khi nước lũ và triều lên gặp nhau gây ra hiện tượng dồn ứ nước trên sông. Đến mùa khô thì dòng nước trên sông xuống thấp chỉ còn 20%-30% lượng nước cả năm gây ra hiện tượng thiếu nước, khô cằn trầm trọng. Bởi vậy, để ổn định việc phát triển sản xuất và đời sống con người thì cần phải xây dựng hệ thống thủy nông đảm bảo chủ động tưới tiêu và hệ thống đê điều chống lũ và ngăn mặn. Trong bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày phân loại và phân cấp đê.
Luật Đê điều số 79/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2007, được sửa đổi, bổ sung bởi:
1. Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản số 15/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2009;
2. Luật số 35/2018/QH14 ngày 20 tháng 11 năm 2018 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019;
3. Luật số 60/2020/QH14 ngày 17 tháng 6 năm 2020 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2021.
- Thông tư số 54/2013/TT-BNNPTNT ngày 17 tháng 12 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn hướng dẫn phân cấp đê và quy định tải trọng cho phép đối với xe cơ giới đi trên đê.
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Luật Đê điều năm 2006, sửa đổi bổ sung năm 2020 quy định như sau:
“1. Đê được phân loại thành đê sông, đê biển, đê cửa sông, đê bối, đê bao và đê chuyên dùng.”
Đê điều được hiểu là hệ thống công trình bao gồm đê, kè bảo vệ đê, cống qua đê và công trình phụ trợ. Theo đó, đây là một công trình quan trọng được xây dựng, tu bổ và bảo vệ qua nhiều thế hệ nhằm ngăn nước lũ, nước biển, bảo vệ tính mạng, tài sản của Nhà nước và của nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội gắn liền với quốc phòng, an ninh quốc gia.
Theo đó, đê được phân thành 6 loại sau:
Đê được phân theo mức độ quan trọng từ cao đến thấp và thành 6 cấp gồm: Cấp đặc biệt (Đoạn đê hữu sông Hồng từ K47+980 đến K85+689 thuộc địa bàn thành phố Hà); Cấp I; Cấp II; Cấp III; Cấp IV; Cấp V.
Theo đó, việc điều chỉnh tăng, giảm cấp đê theo các tiêu chí sau:
- Đê bảo vệ các thành phố, các khu kinh tế, văn hóa, công nghiệp, quốc phòng, an ninh quan trọng;
- Đê bảo vệ các khu vực có đầu mối giao thông chính, các trục giao thông chính yếu của quốc gia, các đường giao thông quan trọng;
- Đặc điểm lũ, bão của từng vùng;
- Phạm vi địa giới hành chính được đê bảo vệ.
Tiêu chí phân cấp đê bao gồm:
- Số dân được đê bảo vệ;
- Tầm quan trọng về quốc phòng, an ninh, kinh tế - xã hội;
- Đặc điểm lũ, bão của từng vùng;
- Diện tích và phạm vi địa giới hành chính;
- Độ ngập sâu trung bình của các khu dân cư so với mực nước lũ thiết kế;
- Lưu lượng lũ thiết kế.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh