2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Cùng với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội thì tình trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt tài nguyên môi trường cũng diễn ra phức tạp, có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển bền vững. Tài nguyên nước là các nguồn nước mà con người sử dụng hoặc có thể sử dụng vào những mục đích khác nhau. Nước được dùng trong hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, dân dụng, giải trí và môi trường. Có thể thấy được, nước là nguồn tài nguyên quý giá, nước rất cần thiết cho hoạt động sống của con người cũng như các sinh vật. Đồng thời là nguồn tài nguyên thiết yếu cho sự phát triển bền vững của quốc gia. Tuy nhiên, hiện nay, nguồn nước sạch đã giảm đáng kể, tình trạng sử dụng nước không hợp lý mà lý do chủ yếu lại đến từ hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người. Chính vì vậy, việc quản lý, khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn nước đã trở thành mục tiêu hàng đầu của Nhà nước. Muốn vậy, trước hết cần phải nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của nguồn nước đối với cuộc sống và phát triển kinh tế xã hội.
Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày các nội dung đầu tiên về phòng, chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước theo Điều 26 Luật Tài nguyên nước số 06/VBHN-VPQH ngày 04 tháng 1 năm 2017 (sau đây được gọi là Luật Tài nguyên nước năm 2017).
Căn cứ vào khoản 1 Điều 26 Luật Tài nguyên nước năm 2017 quy định như sau:
“1. Hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải tuân thủ quy hoạch tài nguyên nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; nếu làm suy giảm chức năng của nguồn nước, gây sụt, lún đất, ô nhiễm, nhiễm mặn nguồn nước phải có trách nhiệm khắc phục hậu quả, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.”
Nguồn nước là các dạng tích tụ nước tự nhiên hoặc nhân tạo có thể khai thác, sử dụng bao gồm sông, suối, kênh, rạch, hồ, ao, đầm, phá, biển, các tầng chứa nước dưới đất; mưa, băng, tuyết và các dạng tích tụ nước khác. Có thể hiểu, ô nhiễm nguồn nước là sự biến đổi tính chất vật lý, tính chất hóa học và thành phần sinh học của nước không phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho phép, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật.
Theo đó, quy hoạch tài nguyên nước bao gồm:
- Quy hoạch tài nguyên nước là quy hoạch ngành quốc gia;
- Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh là quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành, cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch tài nguyên nước, quy hoạch vùng và được lập cho thời kỳ 10 năm, tầm nhìn là từ 20 năm đến 30 năm;
- Quy hoạch bảo vệ, khai thác, sử dụng nguồn nước liên quốc gia là quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành, được lập khi có sự hợp tác giữa các quốc gia có chung nguồn nước và nội dung quy hoạch phải căn cứ vào thỏa thuận giữa các quốc gia có chung nguồn nước.
Nội dung này được quy định chi tiết tại khoản 2 Điều 27 Luật Tài nguyên nước năm 2017.
Theo đó, không xây dựng mới các bệnh viện, cơ sở y tế điều trị bệnh truyền nhiễm, nghĩa trang, bãi chôn lấp chất thải, cơ sở sản xuất hóa chất độc hại, cơ sở sản xuất, chế biến có nước thải nguy hại trong hành lang bảo vệ nguồn nước.
Đối với cơ sở đang hoạt động thì phải có biện pháp xử lý, kiểm soát, giám sát chặt chẽ chất lượng nước thải, chất thải trước khi thải ra đất, nguồn nước; cơ sở đang hoạt động gây ô nhiễm nguồn nước phải có giải pháp để khắc phục trong thời hạn do cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài nguyên nước có thẩm quyền quy định; trường hợp không khắc phục được thì bị đình chỉ hoạt động hoặc di dời theo quy định của pháp luật.
Trong đó, hành lang bảo vệ nguồn nước là phần đất giới hạn dọc theo nguồn nước hoặc bao quanh nguồn nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
Trên đây là 2 nội dung đầu tiên về phòng, chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước. Các nội dung tiếp theo sẽ được Luật Hoàng Anh làm rõ ở Phần 2.
Xem thêm tại: Tổng hợp bài viết về Luật Tài nguyên nước
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh