Phòng, trừ sinh vật gây hại rừng được quy định như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 17:00:07 (GMT+7)

Phòng, trừ sinh vật gây hại rừng

Lâm nghiệp là ngành kinh tế - kỹ thuật bao gồm quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng; chế biến và thương mại lâm sản; có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, có vai trò sống còn trong việc bảo vệ môi trường cũng như chống biến đổi khí hậu, tăng trưởng kinh tế và góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống những người làm trong ngành lâm nghiệp. Vì vậy, lâm nghiệp Việt Nam là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước. Bài viết dưới đây, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày về phòng, trừ sinh vật gây hại rừng theo quy định của pháp luật.

Khái quát chung

Rừng là một hệ sinh thái bao gồm các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, vi sinh vật, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó thành phần chính là một hoặc một số loài cây thân gỗ, tre, nứa, cây họ cau có chiều cao được xác định theo hệ thực vật trên núi đất, núi đá, đất ngập nước, đất cát hoặc hệ thực vật đặc trưng khác; diện tích liên vùng từ 0,3 ha trở lên; độ tàn che từ 0,1 trở lên.

Chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng; giao đất, cho thuê đất để trồng rừng; tự phục hồi, phát triển rừng; nhận chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế rừng theo quy định của pháp luật.

Sinh vật gây hại rừng có thể hiểu là sinh vật gây ra thiệt hại trực tiếp hoặc gián tiếp đối với sự phát triển của rừng bao gồm vi sinh vật, côn trùng gây hại, cỏ dại và các sinh vật có hại khác.

Phòng, trừ sinh vật gây hại rừng

Theo quy định tại Điều 40 Luật lâm nghiệp 2017 quy định phòng, trừ sinh vật gây hại rừng như sau:

- Việc phòng, trừ sinh vật gây hại rừng; nuôi hoặc chăn, thả động vật vào rừng phải thực hiện theo quy định của Luật lâm nghiệp, pháp luật về đa dạng sinh học, bảo vệ và kiểm dịch thực vật, thú y.

- Chủ rừng phải thực hiện các biện pháp phòng, trừ sinh vật gây hại rừng; khi phát hiện có sinh vật gây hại rừng trên diện tích rừng được giao, được thuê thì phải báo ngay cho cơ quan bảo vệ và kiểm dịch thực vật, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y gần nhất để được hướng dẫn và hỗ trợ biện pháp phòng, trừ; tăng cường áp dụng biện pháp lâm sinh, sinh học trong phòng, trừ sinh vật gây hại rừng.

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm tổ chức dự báo tình hình dịch bệnh; chỉ đạo biện pháp phòng, trừ sinh vật gây hại rừng.

- Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức, chỉ đạo việc phòng, trừ sinh vật gây hại rừng tại địa phương, không để sinh vật gây hại rừng lây lan sang địa phương khác.

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư