Quản lý nguồn gen được quy định như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:43 (GMT+7)

Bài viết này trình bày quy định về Quản lý nguồn gen theo Luật Đa dạng sinh học năm 2018

 

Hiện nay, môi trường đa dạng sinh học chính là một trong những vấn đề nóng bỏng được cả thế giới quan tâm hàng đầu. Việc bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học trong giai đoạn này đỡ trở thành những thách thức lớn của con người. Trong đó, việc bảo vệ và quản lý nguồn gen sinh vật giữ vai trò rất quan trọng trong chiến lược phát triển nông nghiệp của mỗi quốc gia. Với nhận thức đó, Việt Nam đã sớm xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cho việc quản lý bảo tồn nguồn gen. Nhận thấy được vấn đề này, Chính phủ đã đưa ra những quy định cụ thể nhằm quản lý nguồn gen một cách có hệ thống và hiệu quả nhất.

Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ các nội dung về quản lý nguồn gen theo Điều 55 Luật Đa dạng sinh học số 32/VBHN-VPQH ngày 10 tháng 12 năm 2018 (sau đây được gọi là Luật Đa dạng sinh học năm 2018).

Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ nguồn gen trên lãnh thổ Việt Nam.

Căn cứ vào khoản 1 Điều 55 Luật Đa dạng sinh học năm 2018 quy định như sau:

“1. Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ nguồn gen trên lãnh thổ Việt Nam.”

Nguồn gen bao gồm các loài sinh vật, các mẫu vật di truyền trong khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, cơ sở nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ và trong tự nhiên. Trong đó, mẫu vật di truyền là mẫu vật thực vật, động vật, vi sinh vật và nấm mang các đơn vị chức năng di truyền còn khả năng tái sinh.

Theo đó, toàn bộ nguồn gen của các loài sinh vật trên quốc gia được Nhà nước quản lý theo hệ thống và giao cho các tổ chức, cá nhân có chức năng quản lý nguồn gen theo phân cấp rõ ràng.

Nhà nước giao cho tổ chức, cá nhân quản lý nguồn gen

Nội dung này được quy định chi tiết tại khoản 2 Điều 55 Luật Đa dạng sinh học năm 2018.

Theo đó, Nhà nước giao cho tổ chức, cá nhân quản lý nguồn gen theo quy định sau đây:

a) Ban quản lý khu bảo tồn, tổ chức được giao quản lý khu bảo tồn quản lý nguồn gen trong khu bảo tồn;

b) Chủ cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, cơ sở nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, cơ sở lưu giữ, bảo quản nguồn gen quản lý nguồn gen thuộc cơ sở của mình;

c) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao quản lý, sử dụng đất, rừng, mặt nước quản lý nguồn gen thuộc phạm vi được giao quản lý, sử dụng;

d) Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý nguồn gen trên địa bàn, trừ trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này.

Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối quốc gia chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc thực hiện quản lý nhà nước về đa dạng sinh học; tổ chức thực hiện các yêu cầu của Công ước Đa dạng sinh học, đang vận hành cơ sở dữ liệu quốc gia về đa dạng sinh học, trong đó có nguồn gen.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan được Chính phủ giao làm đầu mối quản lý nhà nước về giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thủy sản và giống cây lâm nghiệp theo quy định của các Luật và Pháp lệnh có liên quan.

Khu bảo tồn thiên nhiên (sau đây gọi là khu bảo tồn) là khu vực địa lý được xác lập ranh giới và phân khu chức năng để bảo tồn đa dạng sinh học. Vì vậy, Ban quản lý khu bảo tồn có trách nhiệm đối với nguồn gen tại cơ sở mình quản lý.

Các cơ quan, tổ chức khác được Nhà nước giao quản lý có trách nhiệm đối với nguồn gen trên địa bàn và tổ chức sử dụng một cách hợp lý trong quy định cho phép.

Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật Đa dạng sinh học năm 2018

Luật Hoàng Anh

 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư