Quản lý và kiểm soát tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ, mùi khó chịu là gì?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:29 (GMT+7)

Bài viết này trình bày quy định về Quản lý và kiểm soát tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ, mùi khó chịu theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2020

 

Trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay thì môi trường chính là vấn đề nóng bỏng được chính phủ các quốc gia quan tâm hàng đầu, trong đó có Việt Nam. Song song với quá trình phát triển công nghệ hiện đại thì rác thải đang dần trở thành mối nguy hại đối với đời sống và sức khỏe con người. Không chỉ vậy mà hiện nay, ô nhiễm tiếng ồn hay ánh sáng đang trở thành những mối lo hàng đầu mà ít người quan tâm đến. Nguyên do chính dẫn đến tình trạng này lại chủ yếu đến từ hoạt động kinh doanh sản xuất và sinh hoạt của con người. Nhận thấy được vấn đề này, Chính phủ đã đưa ra các quy định cụ thể về việc quản lý tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ, mùi khó chịu để kiểm soát, bảo vệ môi trường một cách hệ thống nhất.

Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ các yêu cầu về quản lý và kiểm soát tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ, mùi khó chịu theo Điều 89 Luật bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 (sau đây được gọi là Luật Bảo vệ môi trường năm 2020).

Kiểm soát, xử lý bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trường và bức xạ.

Căn cứ theo khoản 1 Điều 89 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định như sau:

1. Tổ chức, cá nhân gây tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ phải kiểm soát, xử lý bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trường và bức xạ.

Tiếng ồn, độ rung xuất hiện trong môi trường rất phổ biến thông bởi hoạt động của máy móc, xây dựng công trình hay việc di chuyển của các phương tiện giao thông, đặc biệt như xe tải hạng nặng hay vận chuyển hàng hóa với khối lượng lớn. Với mức độ phổ biến và tần suất thường xuyên thì khi tiếng ồn trong môi trường vượt quá ngưỡng nhất định sẽ gây khó chịu cho người hoặc động vật.

Mặt trời không còn là nguồn ánh sáng duy nhất trong môi trường mà còn có cả ánh sáng nhân tạo cua con người, đặc biệt là ban đêm. Ô nhiễm ánh sáng trở nên trầm trọng hơn do ánh sáng quá mức, sai hướng hoặc gây khó chịu. Nó là một tác dụng phụ chính của quá tình đô thị hóa và ảnh hưởng đến sức khỏe, phá vỡ hệ sinh thái và làm rối loạn điều hòa tự nhiên của môi trường. Ngoài ra còn có các tia bức xạ từ bên ngoài hay các máy móc, vật chất có thể làm biến đổi tính chất của môi trường.

Thực hiện biện pháp giảm thiểu, không làm tác động xấu đến cộng đồng dân cư

Khoản 2 Điều 89 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định:

2. Tổ chức, cá nhân trong khu dân cư gây tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ, mùi khó chịu phải thực hiện biện pháp giảm thiểu, không làm tác động xấu đến cộng đồng dân cư.

Mùi khó chịu ngoài môi trường có rất thứ khuếch tán ra ngoài không khí như vi rút, vi khuẩn, mầm bệnh và có thể gây chóng mặt, choáng váng nếu hít phải. Mùi hôi, khó chịu xuất hiện từ những bãi đổ rác, rác thải lâu ngày tích tụ lại, khí thải từ các phương tiện giao thông, nhà máy cũng tạo ra những mùi khó chịu.

Theo đó, việc giảm thiểu tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ, mùi khó chịu và không làm tác động xấu đến môi trường là trách nhiệm của toàn thể mọi người làm phát sinh chúng.

Có biện pháp giảm thiểu, đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường

Khoản 3 Điều 89 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định tổ chức, cá nhân quản lý tuyến đường có mật độ phương tiện tham gia giao thông cao gây tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ phải có biện pháp giảm thiểu, đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

Trong đó, quy chuẩn kỹ thuật môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản bắt buộc áp dụng để bảo vệ môi trường.

Cấm sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, kinh doanh và sử dụng pháo nổ.

Khoản 4 Điều 89 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định:

4. Cấm sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, kinh doanh và sử dụng pháo nổ. Việc sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, kinh doanh và sử dụng pháo hoa thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Những đốm lửa từ pháo hoa, pháo nổ tuy chỉ kéo dài vài giây nhưng ô nhiễm không khí từ việc bắn pháo có thể tồn tại trong thành phố nhiều giờ. Khói pháo hoa, pháo nổ có nhiều hạt kim loại nhỏ dẫn tới ô nhiễm không khí ở đô thị. Khi pháo hoa được châm lửa và phóng lên trời, nó giải phóng các hạt kim loại nhỏ. Ngoài ra, khi xác pháo rơi xuống đất, những hạt hóa chất lẫn vào trong đất, bị cuốn trôi ra sông và ao hồ. Những hạt nhỏ để lại phía sau vụ nổ, thường được gọi là “hạt ô nhiễm”. Chúng có thể gây ô nhiễm tiếng ồn bởi cường độ âm thanh cao, ô nhiễm ánh bởi những đốm lửa đủ loại màu sắc và thải xác pháo xuống môi trường mà không xác định được vị trí, thậm chí chúng còn tạo ra mùi khét, khó chịu cho những người xung quanh hít phải.

Bởi sự nguy hại của nó mà pháp luật Việt Nam cấm sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, kinh doanh và sử dụng pháo nổ. Pháo hoa sẽ được sản xuất và sử dụng theo quy định của Chính phủ như những dịp lễ Tết truyền thống và những khu vực nhất định được Chính phủ hướng dẫn thực hiện.

Xem thêm: Tổng hợp bài viết về luật bảo vệ môi trường

Luật Hoàng Anh

 

 

 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư