2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay thì môi trường chính là vấn đề nóng bỏng được chính phủ các quốc gia quan tâm hàng đầu, trong đó có Việt Nam. Trong điều kiện đất nước ta đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, các hoạt động sản xuất công nghiệp, kinh doanh, dịch vụ ngày càng đa dạng và đang tạo ra những tác động, áp lực rất lớn lên môi trường. Do đó, đòi hỏi phải có một quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường thống nhất. Tuy nhiên, quan trắc môi trường không phải là một vấn đề dễ dàng và không phải bất kỳ cơ sở nào cũng đủ điều kiện để thực hiện. Nhận thấy được các vấn đề này, Nhà nước đã đưa ra các nội dung về quan trắc môi trường và điều kiện để hoạt động quan trắc môi trường.
Tiếp nối Phần 1, trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ phân tích các quy định tiếp theo về quan trắc bụi, khí thải công nghiệp theo Điều 112 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 (sau đây được gọi là Luật Bảo vệ môi trường năm 2020).
Nội dung này được quy định cụ thể tại khoản 5 Điều 112 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
Theo đó, cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:
a) Giám sát dữ liệu quan trắc khí thải công nghiệp tự động, liên tục; đánh giá kết quả quan trắc khí thải công nghiệp tự động, liên tục và so sánh với giá trị tối đa cho phép đối với các thông số ô nhiễm theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường về khí thải; theo dõi, kiểm tra việc khắc phục trong trường hợp dữ liệu quan trắc bị gián đoạn; phát hiện thông số giám sát vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường và đề xuất biện pháp xử lý theo quy định;
b) Tổng hợp, truyền số liệu quan trắc khí thải công nghiệp tự động, liên tục trên địa bàn về Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định.
Quan trắc môi trường lao động là hoạt động thu thập, đánh giá số liệu đo lường các yếu tố quan trọng môi trường lao động tại nơi làm việc để có các giải pháp nhằm giảm thiểu tác hại đối với sức khỏe, phòng chống bệnh nghề nghiệp. Mọi cơ sở lao động đều phải định kỳ quan trắc môi trường lao động, lập và định kỳ bổ sung hồ sơ quản lý về vệ sinh lao động, hồ sơ quản lý sức khỏe cho người lao động và bệnh nghề nghiệp.
Khoản 6 Điều 112 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định như sau:
“6. Khuyến khích đối tượng không thuộc quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thực hiện quan trắc bụi, khí thải công nghiệp để tự theo dõi, giám sát hệ thống, thiết bị xử lý bụi, khí thải của mình.”
Các đối tượng phải làm quan trắc bụi, khí thải công nghiệp bao gốm các dự án đầu tư, cơ sở xả thải ra môi trường không khí với lưu lượng xả bụi, khí thải với lưu lượng. Theo đó thì các đối tượng còn lại không cần phải quan trắc bụi, khí thải công nghiệp.
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường và kịp thời phát hiện những biến động, vấn đề bất ngờ xảy ra thì nhà nước khuyến khích các đối tượng còn lại thực hiện quan trắc bụi, khí thải để tự kiểm soát mà không cần báo cáo kết quả thường xuyên lên cơ quan có thẩm quyền.
Nội dung này được quy định chi tiết tại khoản 7 Điều 112 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 như sau:
“7. Chính phủ quy định chi tiết đối tượng phải quan trắc bụi, khí thải công nghiệp; thông số, lộ trình thực hiện quan trắc khí thải công nghiệp tự động, liên tục; thời gian và tần suất quan trắc bụi, khí thải công nghiệp định kỳ.”
Ví dụ: Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ về Sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường.
Theo đó, đối tượng phải thực hiện quan trắc khí thải tự động liên tục được quy định cụ thể như sau:
a) Dự án, cơ sở thuộc danh mục các nguồn thải khí thải lưu lượng lớn quy định tại Phụ lục I Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Các lò đốt chất thải nguy hại; các lò đốt chất thải của cơ sở xử lý chất thải rắn tập trung quy mô cấp tỉnh;
c) Khí thải của các cơ sở sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường;
d) Cơ sở bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xả khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường mà tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần;
đ) Các đối tượng khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
Khoản 8 Điều 112 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định kỹ thuật về quan trắc bụi, khí thải công nghiệp.
Ví dụ: Thông tư số 10/2021/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật quan trắc môi trường và quản lý thông tin, dữ liệu quan trắc chất lượng môi trường.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về luật bảo vệ môi trường
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh