2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Lâm nghiệp là một ngành kinh tế - kĩ thuật có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, là một bộ phận không thể tách rời trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn. Bên cạnh đó, lâm nghiệp có vai trò sống còn trong việc bảo vệ môi trường cũng như chống biến đổi khí hậu. Trong những năm gần đây, lâm nghiệp đang góp phần đáng kể vào tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, vào tăng trưởng kinh tế và góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của một bộ phận dân cư miền núi cũng như những người làm trong ngành lâm nghiệp. Vì vậy, lâm nghiệp Việt Nam là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước. Bài viết dưới đây, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày về hoạt động khoa học và công nghệ về lâm nghiệp theo quy định của pháp luật.
Lâm nghiệp là ngành kinh tế - kỹ thuật bao gồm quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng; chế biến và thương mại lâm sản.
Hoạt động lâm nghiệp bao gồm một hoặc nhiều hoạt động quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng; chế biến và thương mại lâm sản.
Rừng là một hệ sinh thái bao gồm các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, vi sinh vật, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó thành phần chính là một hoặc một số loài cây thân gỗ, tre, nứa, cây họ cau có chiều cao được xác định theo hệ thực vật trên núi đất, núi đá, đất ngập nước, đất cát hoặc hệ thực vật đặc trưng khác; diện tích liên vùng từ 0,3 ha trở lên; độ tàn che từ 0,1 trở lên.
Lâm sản là sản phẩm khai thác từ rừng bao gồm thực vật rừng, động vật rừng và các sinh vật rừng khác gồm cả gỗ, lâm sản ngoài gỗ, sản phẩm gỗ, song, mây, tre, nứa đã chế biến.
Căn cứ theo quy định tại Điều 96 Luật lâm nghiệp 2017 quy định hoạt động khoa học và công nghệ về lâm nghiệp như sau:
- Ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới trong các hoạt động sau đây:
+ Điều tra, kiểm kê, theo dõi diễn biến rừng;
+ Phòng cháy và chữa cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng;
+ Chọn, tạo, nhân giống cây trồng thân gỗ, cây lâm sản ngoài gỗ;
+ Thâm canh rừng trồng cung cấp gỗ lớn, trồng cây bản địa, trồng rừng hỗn loài; hiện đại hóa quy trình trồng, chăm sóc, bảo vệ, khai thác rừng;
+ Phục hồi rừng, nâng cao chất lượng rừng tự nhiên nghèo;
+ Khai thác, vận chuyển, chế biến và bảo quản lâm sản;
+ Công nghiệp hỗ trợ trong chế biến lâm sản.
- Nghiên cứu hệ sinh thái rừng, giá trị dịch vụ môi trường rừng.
- Nghiên cứu giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học rừng, ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Nghiên cứu đổi mới mô hình tổ chức sản xuất lâm nghiệp theo chuỗi giá trị, gắn với phát triển rừng bền vững; mô hình lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp bền vững.
- Chuyển giao công nghệ và kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực lâm nghiệp vào sản xuất, kinh doanh, quản lý lâm nghiệp.
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lâm nghiệp.
Có thể thấy, việc ứng dụng khoa học và công nghệ, đã góp phần giúp cho ngành lâm nghiệp quản lý, nắm bắt được thông tin, số liệu tin cậy, kịp thời, chính xác để đưa ra các giải pháp, hoạch định chính sách về phát triển lâm nghiệp trong tương lai; triển khai các giải pháp ứng cứu kịp thời trong chữa cháy rừng, giảm thiểu thiệt hại do cháy rừng gây ra; lựa chọn các cây giống có chất lượng tốt trong trồng rừng; lựa chọn các biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động vào rừng nghèo làm tăng sinh khối, chất lượng rừng tự nhiên.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh