2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Nhằm đẩy lùi nguy cơ dịch hại thực vật thiết lập quần thể, lây lan ra diện rộng mà phải áp dụng các biện pháp khẩn cấp, nhanh chóng bao vây và xử lý triệt để, pháp luật quy định cụ thể trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong tổ chức chống dịch hại thực vật. Bài viết dưới đây, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày về vấn đề này.
Thực vật là cây và sản phẩm của cây.
Bảo vệ thực vật là hoạt động phòng, chống sinh vật gây hại thực vật.
Kiểm dịch thực vật là hoạt động ngăn chặn, phát hiện, kiểm soát đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát và sinh vật gây hại lạ.
Theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-117:2012/BNNPTNT về quy trình xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật bằng biện pháp chiếu xạ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành thì nội dung này được quy định như sau:
Dịch hại là bất cứ loài, chủng hoặc dạng sinh học thực vật, động vật hoặc vi sinh vật nào gây hại cho thực vật hoặc sản phẩm thực vật, bao gồm: côn trùng, nấm bệnh, tuyến trùng, vi khuẩn, vi rút, phytophasma, cỏ dại, chuột và các sinh vật khác gây hại tài nguyên thực vật.
Khoản 1 Điều 18 Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 quy định Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm sau đây:
- Chỉ đạo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có dịch huy động nguồn lực tại địa phương nhanh chóng thực hiện các biện pháp khống chế, dập tắt dịch, ngăn ngừa dịch lây lan sang các vùng khác; kiểm tra việc công bố dịch và tổ chức chống dịch của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có dịch;
- Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc hỗ trợ chống dịch và triển khai việc hỗ trợ chống dịch;
- Báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả chống dịch và kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ chống dịch, khắc phục hậu quả do dịch gây ra và khôi phục sản xuất.
Khoản 2 Điều 18 Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 quy định Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:
- Chỉ đạo cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan của tỉnh thực hiện các biện pháp để nhanh chóng khống chế, dập tắt dịch, ngăn ngừa dịch lây lan sang các vùng khác;
- Bố trí, huy động nguồn lực tại địa phương để phòng, chống dịch;
- Chỉ đạo tuyên truyền, phổ biến các biện pháp chống dịch trên địa bàn;
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra, thực hiện bình ổn giá vật tư nông nghiệp trong chống dịch;
- Thực hiện các chính sách hỗ trợ chống dịch, khắc phục hậu quả do dịch gây ra, ổn định đời sống, khôi phục sản xuất;
- Đề xuất Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ kinh phí, vật tư và nguồn lực khi yêu cầu chống dịch vượt quá khả năng của địa phương;
- Báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kết quả chống dịch và thực hiện chính sách hỗ trợ chống dịch, khắc phục hậu quả do dịch gây ra, ổn định đời sống và khôi phục sản xuất.
Khoản 3 Điều 18 Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 quy định Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã có trách nhiệm sau đây:
- Huy động nguồn lực tại địa phương thực hiện các biện pháp chống dịch theo chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên;
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các biện pháp chống dịch trên địa bàn;
- Thực hiện các chính sách hỗ trợ chống dịch, khắc phục hậu quả do dịch gây ra, ổn định đời sống và khôi phục sản xuất trên địa bàn;
- Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên quyết định hỗ trợ kinh phí, vật tư và nguồn lực khi yêu cầu chống dịch vượt quá khả năng của địa phương;
- Báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên về kết quả chống dịch và thực hiện chính sách hỗ trợ chống dịch, khắc phục hậu quả do dịch gây ra, ổn định đời sống và khôi phục sản xuất.
Khoản 4 Điều 18 Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 quy định:
- Cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tham mưu, hướng dẫn các biện pháp chống dịch, xác định thiệt hại do dịch gây ra, theo dõi, tổng hợp, đánh giá hiệu quả chống dịch và thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hoặc đột xuất công tác bảo vệ thực vật, kết quả chống dịch khi có công bố dịch hại thực vật ở địa phương với cơ quan quản lý trực tiếp và cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật cấp trên.
Theo đó, Cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật gồm có:
- Cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) trực thuộc cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật cấp tỉnh;
- Cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở địa phương.
Khoản 5 Điều 18 Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 quy định:
- Chủ thực vật, tổ chức, cá nhân có liên quan nơi có dịch phải thực hiện đúng các biện pháp chống dịch theo yêu cầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
Chủ thực vật là tổ chức, cá nhân có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hoặc trực tiếp quản lý thực vật.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh