Quy định về bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng?

Thứ ba, 31/01/2023, 17:00:07 (GMT+7)

Quy định về bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng

Lâm nghiệp là một ngành kinh tế - kĩ thuật có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Lâm nghiệp có vai trò sống còn trong việc bảo vệ môi trường cũng như chống biến đổi khí hậu. Trong những năm gần đây, lâm nghiệp đang góp phần đáng kể vào tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, vào tăng trưởng kinh tế và góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của người làm trong ngành lâm nghiệp. Vì vậy, lâm nghiệp Việt Nam là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước. Thị trường lâm sản, bao gồm cả thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu đang trên đà phát triển và hoạt động rất sôi nổi. Bài viết dưới đây, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày về bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng theo quy định của pháp luật.

Khái quát chung

Rừng là một hệ sinh thái bao gồm các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, vi sinh vật, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó thành phần chính là một hoặc một số loài cây thân gỗ, tre, nứa, cây họ cau có chiều cao được xác định theo hệ thực vật trên núi đất, núi đá, đất ngập nước, đất cát hoặc hệ thực vật đặc trưng khác; diện tích liên vùng từ 0,3 ha trở lên; độ tàn che từ 0,1 trở lên.

Bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng

Căn cứ theo quy định tại Điều 38 Luật lâm nghiệp 2017 quy định bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng như sau:

Thứ nhất: Loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm phải được lập danh mục để quản lý, bảo vệ.

Việc bảo vệ loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm đóng vai trò rất quan trọng. của một loài sẽ dẫn đến sự thay đổi toàn bộ cấu trúc. Đồng nghĩa với nguy cơ biến mất của những loài lân cận. Vì thế bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp cũng là bảo vệ sự đang dạng về loài, cá thể trong loài. Với số lượng hạn chế của thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thì cần phải lập danh sách để quản lý và bảo vệ là điều cần thiết nhằm đẩy lùi nguy cơ tuyệt chủng của các loài đó.

Thứ hai:  Chính phủ quy định Danh mục và chế độ quản lý, bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; trình tự, thủ tục khai thác các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và các loài thực vật rừng hoang dã, động vật rừng hoang dã thuộc Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

Danh mục các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; chế độ quản lý, bảo vệ, trình tự, thủ tục khai thác các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; nuôi động vật rừng thông thường; thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) tại Việt Nam được quy định tại Nghị định 06/2019/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2019 về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

Thứ ba: Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định trình tự, thủ tục khai thác gỗ, lâm sản ngoài gỗ và động vật rừng, trừ trường hợp Chính phủ quy định.

Trình tự, thủ tục khai thác gỗ, lâm sản ngoài gỗ và động vật rừng được quy định tại Thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản.

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư