Quy định về khoa học và công nghệ trong hoạt động thủy lợi?

Thứ ba, 31/01/2023, 17:00:12 (GMT+7)

Quy định về khoa học và công nghệ trong hoạt động thủy lợi

Thủy lợi đóng vai trò rất quan trọng trong việc khai thác sử dụng, bảo vệ nguồn tài nguyên nước và môi trường, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, đáp ứng các yêu cầu về nước để tồn tại và phát triển cuộc sống cũng như các loại hình sản xuất phát triển kinh tế. Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày quy định về khoa học và công nghệ trong hoạt động thủy lợi.

Hoạt động thủy lợi là gì?

Thủy lợi là tổng hợp các giải pháp nhằm tích trữ, điều hòa, chuyển, phân phối, cấp, tưới, tiêu và thoát nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối; kết hợp cấp, tiêu, thoát nước cho sinh hoạt và các ngành kinh tế khác; góp phần phòng, chống thiên tai, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo đảm an ninh nguồn nước.

Hoạt động thủy lợi bao gồm điều tra cơ bản, chiến lược, quy hoạch thủy lợi; đầu tư xây dựng công trình thủy lợi; quản lý, khai thác công trình thủy lợi và vận hành hồ chứa thủy điện phục vụ thủy lợi; dịch vụ thủy lợi; bảo vệ và bảo đảm an toàn công trình thủy lợi.

Công trình thủy lợi là công trình hạ tầng kỹ thuật thủy lợi bao gồm đập, hồ chứa nước, cống, trạm bơm, hệ thống dẫn, chuyển nước, kè, bờ bao thủy lợi và công trình khác phục vụ quản lý, khai thác thủy lợi.

Khoa học và công nghệ trong hoạt động thủy lợi

Theo quy định tại Điều 6 Luật Thủy lợi 2017 quy định khoa học và công nghệ trong hoạt động thủy lợi như sau:

Thứ nhất: Ứng dụng công nghệ tiên tiến để nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo diễn biến nguồn nước, số lượng, chất lượng nước, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, sa mạc hóa, lũ, ngập lụt, úng, bồi lắng, xói lở công trình thủy lợi, bờ sông, bờ biển, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và tác động phát triển trên lưu vực sông để phục vụ hoạt động thủy lợi.

Nhận thấy rằng, việc ứng dụng công nghệ tiên tiến đã góp phần tích cực trong việc cảnh báo nguy cơ ngăn ngừa, phòng tránh các tác động do thiên tai và áp dụng các công nghệ tiên tiến nhằm cảnh báo, khắc phục và giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra. Vì vậy, chất lượng, hiệu quả các công trình thủy lợi và phòng chống thiên tai ngày càng được đảm bảo, góp phần ổn định sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng phát triển ngành.

Thứ hai: Ứng dụng công nghệ tiên tiến để tiết kiệm và tái sử dụng nước.

Theo đó, để thực hiện tiết kiệm nước trong hoạt động thủy lợi thì việc ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng nước hiệu quả, tiết kiệm sẽ cần được đẩy mạnh. Khoa học công nghệ sẽ đóng vai trò quan trọng trong xây dựng hệ thống thủy lợi thông minh, tưới tiết kiệm nước; khử muối từ nước lợ, nước mặn thành nước ngọt để sử dụng cho mục đích sinh hoạt…. Từ đó, giải quyết vấn đề thiếu nước trong sinh hoạt, sản xuất, nguồn nước được sử dụng hiệu quả và tiêt kiệm nhất có thể.

Thứ ba: Ưu tiên nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác công trình thủy lợi, phòng, chống thiên tai, thích ứng biến đổi khí hậu, bảo vệ tài nguyên và hệ sinh thái nước; bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước.

An toàn đập, hồ chứa nước là việc thực hiện các biện pháp thiết kế, thi công, quản lý, khai thác nhằm bảo đảm an toàn cho đập, hồ chứa nước, các công trình có liên quan, an toàn cho người và tài sản vùng hạ du đập.

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư