2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Việt Nam với khí hậu nhiệt đới gió mùa nằm ở một trong 05 ổ bão lớn của thế giới, hàng năm phải đối mặt với nhiều loại thiên tai xảy ra. Đặc biệt, các thiên tai mang tính cực đoan đã xảy ra nhiều hơn, gây thiệt hại nhiều hơn về người và ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế đất nước.
Trước những tác động đó, cần có những văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các hoạt động phòng, chống thiên tai. Ngày 19 tháng 06 năm 2013, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII đã thông qua Luật phòng, chống thiên tai. Chủ tịch nước đã ký lệnh công bố số 07/2013/L-CTN ngày 28 tháng 6 năm 2013 và Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 5 năm 2014. Bài viết dưới đây, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày về phương án ứng phó thiên tai theo quy định của pháp luật?
Thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội, bao gồm: bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác.
Phòng, chống thiên tai là quá trình mang tính hệ thống, bao gồm hoạt động phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật phòng, chống thiên tai 2013 quy định phương án ứng phó thiên tai được xây dựng dựa trên các căn cứ sau đây:
- Các loại thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai có khả năng xảy ra tại địa phương và lĩnh vực quản lý;
- Năng lực ứng phó thiên tai của tổ chức, cá nhân;
- Khả năng phối hợp và hỗ trợ của các lực lượng và chính quyền các cấp.
Khoản 2 Điều 22 Luật phòng, chống thiên tai 2013 quy định phương án ứng phó thiên tai bao gồm các nội dung chính sau đây:
- Bảo vệ công trình phòng, chống thiên tai và công trình trọng điểm;
- Sơ tán, bảo vệ người, tài sản, bảo vệ sản xuất;
- Bảo đảm an ninh trật tự, giao thông, thông tin liên lạc;
- Phối hợp chỉ đạo, chỉ huy phòng tránh, ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;
- Nguồn nhân lực ứng phó thiên tai;
- Dự trữ vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm.
Khoản 3 Điều 22 Luật phòng, chống thiên tai 2013 quy định:
- Phương án ứng phó thiên tai được xây dựng ở địa phương, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan, tổ chức khác; phương án ứng phó thiên tai được rà soát, điều chỉnh, bổ sung hằng năm.
Khoản 4 Điều 22 Luật phòng, chống thiên tai 2013 quy định trách nhiệm hướng dẫn, xây dựng, phê duyệt phương án ứng phó thiên tai được quy định như sau:
- Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn hướng dẫn xây dựng phương án ứng phó tương ứng với các cấp độ rủi ro thiên tai;
- Thủ trưởng cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức xây dựng và phê duyệt phương án ứng phó thiên tai của cơ quan, đơn vị mình, gửi đến Ủy ban nhân dân địa phương có liên quan trên địa bàn và cơ quan cấp trên để phối hợp chỉ đạo thực hiện;
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm tổ chức xây dựng và phê duyệt phương án ứng phó thiên tai, gửi phương án ứng phó thiên tai đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan, Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai, Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn để phối hợp chỉ đạo thực hiện;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức xây dựng và phê duyệt phương án ứng phó thiên tai phù hợp với đặc điểm thiên tai của địa phương gửi Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp để phối hợp chỉ đạo thực hiện. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi phương án ứng phó thiên tai về Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai và Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn để theo dõi và phối hợp chỉ đạo thực hiện
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh