2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Để đảm bảo hoạt động khai thác thủy sản và bảo vệ nguồn lợi thủy sản có hiệu quả, việc quản lý tàu công vụ thủy sản được pháp luật quy định chặt chẽ để đảm bảo công tác thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức. Bài viết dưới đây, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày quy định về quản lý tàu công vụ thủy sản theo pháp luật hiện hành.
- Luật số: 18/2017/QH14 ngày 21 tháng 11 năm 2017 sau đây gọi là Luật Thủy sản 2017.
- Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08 tháng 03 năm 2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật thủy sản.
Khoản 21, Điều 3, Luật Thủy sản 2017 quy định: Tàu công vụ thủy sản là phương tiện thủy chuyên dụng để thực hiện công vụ trong điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản; thanh tra, tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động thủy sản.
Hoạt động thủy sản là hoạt động bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; nuôi trồng thủy sản; khai thác thủy sản; chế biến, mua, bán, xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản.
Nguồn lợi thủy sản là tài nguyên sinh vật trong vùng nước tự nhiên có giá trị kinh tế, khoa học, du lịch, giải trí.
Căn cứ theo Điều 76 Luật Thủy sản 2017 quy định quản lý tàu công vụ thủy sản như sau:
Thứ nhất: Tàu công vụ thủy sản phải được đăng ký, đăng kiểm theo quy định.
Đăng ký tàu công vụ thủy sản là việc thực hiện quản lý Nhà nước đối với tàu công vụ thủy sản nhằm xác lập quyền sở hữu và nghĩa vụ của chủ tàu.
Đăng kiểm tàu công vụ thủy sản hiểu là hoạt động quản lý kỹ thuật tàu công vụ thủy sản, thẩm định hồ sơ thiết kế và thực hiện giám sát an toàn kỹ thuật trong đóng mới, cải hoán, hàng năm, trên đà, định kỳ, bất thường, sửa chữa phục hồi tàu công vụ thủy sản nhằm bảo đảm an toàn kỹ thuật cho tàu hoạt động trong điều kiện nhất định
Thứ hai: Tổ chức được giao quản lý tàu công vụ thủy sản được lựa chọn cơ sở đăng kiểm phù hợp.
Theo đó, tổ chức quản lý tàu công vụ thủy sản được lựa chọn cơ sở đăng kiểm tàu cá hoặc các tổ chức đăng kiểm khác để thực hiện đăng kiểm tàu công vụ thủy sản;
Thứ ba: Thuyền viên và người làm việc trên tàu công vụ thủy sản phải tuân thủ quy định của pháp luật về công chức, viên chức, hàng hải, lao động.
Thuyền viên là người được tuyển dụng hoặc thuê làm việc trên tàu đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn và đảm nhiệm chức danh theo quy định của pháp luật.
Người làm việc trên tàu là người được bố trí làm việc trên tàu nhưng không phải là thuyền viên của tàu.
Thứ tư: Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định đăng ký tàu công vụ thủy sản, chức danh, nhiệm vụ theo chức danh, định biên thuyền viên tàu công vụ thủy sản.
Quy định về chức danh, nhiệm vụ theo chức danh, định biên, tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên tàu cá; tiêu chuẩn thuyền viên là người nước ngoài làm việc trên tàu cá Việt Nam; chức danh, nhiệm vụ theo chức danh, định biên thuyền viên tàu công vụ thủy sản được quy định tại Thông tư 22/2018/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 11 năm 2018 quy định về thuyền viên tàu cá, tàu công vụ thủy sản.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh