2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Cùng với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội thì tình trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt tài nguyên môi trường cũng diễn ra phức tạp, có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển bền vững. Tài nguyên nước là các nguồn nước mà con người sử dụng hoặc có thể sử dụng vào những mục đích khác nhau. Nước được dùng trong hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, dân dụng, giải trí và môi trường. Có thể thấy được, nước là nguồn tài nguyên quý giá, nước rất cần thiết cho hoạt động sống của con người cũng như các sinh vật. Đồng thời là nguồn tài nguyên thiết yếu cho sự phát triển bền vững của quốc gia. Tuy nhiên, hiện nay, nguồn nước sạch đã giảm đáng kể, tình trạng sử dụng nước không hợp lý mà lý do chủ yếu lại đến từ hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người. Chính vì vậy, việc quản lý, khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn nước đã trở thành mục tiêu hàng đầu của Nhà nước. Muốn vậy, trước hết cần phải nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của nguồn nước đối với cuộc sống và phát triển kinh tế xã hội.
Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày các nội dung về quy hoạch tài nguyên nước theo Điều 15 Luật Tài nguyên nước số 06/VBHN-VPQH ngày 04 tháng 1 năm 2017 (sau đây được gọi là Luật Tài nguyên nước năm 2017).
Nội dung này được quy định chi tiết tại khoản 1 Điều 15 Luật Tài nguyên nước năm 2017.
Tài nguyên nước bao gồm nguồn nước mặt, nước dưới đất, nước mưa và nước biển thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quy hoạch là việc phân bố, sắp xếp các hoạt động và các yếu tố sản xuất, dịch vụ và đời sống trên một địa bàn lãnh thổ (quốc gia, vùng, tỉnh, huyện) cho một mục đích nhất định trong một thời kì trung hạn, dài hạn (có chia các giai đoạn) để cụ thể hoá chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trên lãnh thổ theo thời gian và là cơ sở để lập các kế hoạch phát triển.
Theo đó, quy hoạch tài nguyên nước gồm có:
- Quy hoạch tài nguyên nước chung của cả nước;
- Quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh;
- Quy hoạch tài nguyên nước của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 15 Luật Tài nguyên nước năm 2017 quy định như sau:
“2. Đối tượng của quy hoạch là nước mặt, nước dưới đất.”
Trong đó, nước mặt là nước tồn tại trên mặt đất liền hoặc hải đảo. Bên cạnh việc được sử dụng cho nước uống, nước mặt còn được sử dụng để tưới tiêu, xử lý nước thải, chăn nuôi, sử dụng công nghiệp, thủy điện và giải trí. Theo ghi nhận của Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA), khoảng 68% nước cung cấp cho cộng đồng là từ nước mặt.
Nước dưới đất là nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới đất. Ngoài những lợi ích trực tiếp đối với con người, nước dưới đất (nước ngầm) đóng vai trò quan trọng với tự nhiên khi góp phần ổn định dòng chảy sông ngòi của nhiều con sông, đồng thời giúp cố định các lớp đất đá bên trên, tránh các hiện tượng sạt lở hay sụt lún đất.
Theo khoản 3 Điều 15 Luật Tài nguyên nước thì Kỳ quy hoạch tài nguyên nước là 10 năm, tầm nhìn 20 năm.
Thời hạn này được đưa ra rất hợp lý bởi việc lập quy hoạch tài nguyên nước cần khoảng thời gian đủ để nghiên cứu, đánh giá xu hướng của tài nguyên nước và hiện trạng tài nguyên nước, từ đó đưa ra phương hướng, đường lối giải quyết được các vấn đề về tài nguyên nước, phối hợp chặt chẽ các công cụ kinh tế, chính sách, nâng cao giá trị của nước trong các hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người.
Xem thêm tại: Tổng hợp bài viết về Luật Tài nguyên nước
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh