2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Bảo vệ môi trường là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân. Trong đó, công tác quản lý và xử lý chất rắn sinh hoạt là một nội dung quan trọng trong việc đảm bảo môi trường sống an toàn, sạch đẹp. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 35/2024/TT-BTNMT quy định chi tiết về quy trình kỹ thuật trong thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
Vậy quy trình kỹ thuật thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt được quy định như thế nào trong Thông tư số 35/2024/TT-BTNMT?. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết vấn đề trên. Hãy GỌI NGAY tới 0908308123 để được Luật sư tư vấn miễn phí và cung cấp các dịch vụ theo yêu cầu.
- Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020;
- Thông tư số 35/2024/TT-BTNMT quy định về quy trình kỹ thuật thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
Ngày 19/12/2024, Bộ Tài nguyên và môi trường đã ban hành Thông tư số 35/2024/TT-BTNMT quy định về quy trình kỹ thuật thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Thông tư này quy định quy trình kỹ thuật thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt từ hộ gia đình, cá nhân đã được phân loại.
Khoản 2 Điều 1 Thông tư số 35/2024/TT-BTNMT quy định về quy trình kỹ thuật thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt đã quy định các quy trình kỹ thuật thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt bao gồm:
Các quy trình kỹ thuật thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt bao gồm:
- Quy trình kỹ thuật thu gom thủ công chất thải rắn sinh hoạt từ hộ gia đình, cá nhân đến điểm tập kết;
- Quy trình kỹ thuật thu gom cơ giới chất thải rắn sinh hoạt từ hộ gia đình, cá nhân đến cơ sở tiếp nhận;
- Quy trình kỹ thuật vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt từ điểm tập kết đến cơ sở tiếp nhận, từ trạm trung chuyển đến cơ sở xử lý;
- Quy trình kỹ thuật vận chuyển chất thải cồng kềnh từ điểm thu gom đến cơ sở xử lý;
- Quy trình kỹ thuật vận chuyển chất thải nguy hại phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân, điểm thu gom đến cơ sở xử lý hoặc điểm lưu giữ chất thải nguy hại;
- Quy trình kỹ thuật vận chuyển nước thải phát sinh trong quá trình thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt đến cơ sở xử lý;
- Quy trình kỹ thuật vệ sinh điểm tập kết chất thải rắn sinh hoạt.
Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 1 Thông tư số 35/2024/TT-BTNMT ban hành quy trình kỹ thuật thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt đã quy định quy trình kỹ thuật vận hành trạm phân loại chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế và trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt như sau:
b) Các quy trình kỹ thuật vận hành trạm phân loại chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế và trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt: quy trình kỹ thuật vận hành trạm phân loại chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế; quy trình kỹ thuật vận hành trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt sử dụng thiết bị ép; quy trình kỹ thuật vận hành trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt không sử dụng thiết bị ép;
Theo đó, các quy trình kỹ thuật vận hành trạm phân loại chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế và trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt:
- Quy trình kỹ thuật vận hành trạm phân loại chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế;
- Quy trình kỹ thuật vận hành trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt sử dụng thiết bị ép;
- Quy trình kỹ thuật vận hành trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt không sử dụng thiết bị ép.
Như vậy, việc quy định quy trình phân loại chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế góp phần giảm thiểu rác thải phải chôn lấp, từ đó hạn chế tác động tiêu cực đến môi trường. Ngoài ra, việc phân chia trạm trung chuyển thành hai loại: (1) có sử dụng thiết bị ép và (2) không sử dụng thiết bị ép cho thấy sự linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương.
Các quy trình kỹ thuật xử lý chất thải rắn sinh hoạt bao gồm:
- Quy trình kỹ thuật vận hành cơ sở xử lý chất thải thực phẩm thành mùn;
- Quy trình kỹ thuật vận hành cơ sở chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh;
- Quy trình kỹ thuật vận hành cơ sở đốt chất thải rắn sinh hoạt thu hồi năng lượng để phát điện;
- Quy trình kỹ thuật vận hành cơ sở đốt chất thải rắn sinh hoạt không thu hồi năng lượng;
- Quy trình kỹ thuật vận hành cơ sở xử lý chất thải cồng kềnh;
- Quy trình kỹ thuật vận hành cơ sở xử lý nước thải phát sinh trong quá trình thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
Việc ban hành các quy định về quy trình kỹ thuật xử lý chất thải rắn sinh hoạt không chỉ nhằm đảm bảo hoạt động xử lý rác thải diễn ra an toàn, hiệu quả mà còn góp phần quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Yêu cầu bảo vệ môi trường trong thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt được quy định tại Điều 4 Thông tư số 35/2024/TT-BTNMT ban hành quy trình kỹ thuật thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt như sau:
1. Yêu cầu chung
a) Đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn lao động, an toàn giao thông theo quy định;
b) Ban hành, tổ chức thực hiện kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất, chất thải, cháy nổ và các sự cố khác theo quy định;
c) Khuyến khích đầu tư, đổi mới các mô hình, công nghệ, giải pháp kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, thân thiện môi trường; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin;
….
Trước hết, quá trình thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt cần đáp ứng yêu cầu chung để bảo vệ môi trường như sau:
a) Đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn lao động, an toàn giao thông theo quy định;
b) Ban hành, tổ chức thực hiện kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất, chất thải, cháy nổ và các sự cố khác theo quy định;
c) Khuyến khích đầu tư, đổi mới các mô hình, công nghệ, giải pháp kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, thân thiện môi trường; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin;
d) Chấp hành đầy đủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường khác theo quy định.
Quy định trên đã đưa ra các yêu cầu quan trọng nhằm đảm bảo quá trình thu gom, vận hành và xử lý chất rắn sinh hoạt diễn ra an toàn, hiệu quả và thân thiện với môi trường. Việc nhấn mạnh yếu tố như bảo vệ môi trường sinh thái, an toàn lao động, ứng dụng công nghệ tiên tiến là hoàn toàn cần thiết, phù hợp với xu hướng phát triển bền vững.
Quá trình thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, cần đáp ứng các yêu cầu bảo vệ môi trường sau:
a) Đảm bảo tiếp nhận, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt theo đúng chủng loại, lịch trình được phân công;
b) Đảm bảo thu gom toàn bộ chất thải rắn sinh hoạt tại vị trí thu gom theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
c) Không tiếp nhận, vận chuyển chất thải vượt quá tải trọng hoặc thể tích chứa của phương tiện. Che phủ kín đối với phương tiện trong trường hợp không có nắp đậy khi di chuyển;
d) Kịp thời khắc phục sự cố trong quá trình vận chuyển chất thải nguy hại và thông báo cho người có thẩm quyền theo quy định.
Như vậy, các yêu cầu trên không chỉ góp phần nâng cao chất lượng công tác thu gom, vận chuyển chất thải mà còn là nền tảng quan trọng để xây dựng một hệ thống quản lý rác thải thân thiện với môi trường, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư số 35/2024/TT-BTNMT quy định về quy trình kỹ thuật thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, cơ sở tiếp nhận chất rắn sinh hoạt cần đảm bảo đáp ứng các yêu cầu sau để bảo vệ môi trường:
a) Bố trí khu vực tiếp nhận chất thải rắn sinh hoạt có đủ diện tích cho phương tiện dừng chờ đổ chất thải và phù hợp với khả năng tiếp nhận, công suất xử lý của cơ sở; hạn chế tối đa phát tán ô nhiễm, mùi và xâm nhập của côn trùng;
b) Chuyển giao chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế sau phân loại cho tổ chức, cá nhân có chức năng thu gom, vận chuyển, sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất hoặc tự xử lý theo quy định;
c) Vận hành cơ sở tiếp nhận chất thải rắn sinh hoạt không vượt quá công suất thiết kế; bảo đảm xử lý hết lượng chất thải rắn sinh hoạt tiếp nhận theo hợp đồng đã ký kết;
d) Chất thải phát sinh phải được thu gom, xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường hoặc chuyển giao xử lý theo quy định.
Theo đó, khoản 3 Điều 4 Thông tư số 35/2024/TT-BTNMT đã quy định các yêu cầu cụ thể nhằm bảo đảm cơ sở tiếp nhận chất rắn sinh hoạt hoạt động an toàn, hiệu quả và thân thiện với môi trường.
Bạn không có thời gian để thực hiện hoặc chưa nắm rõ các quy định pháp luật hiện hành, hãy liên hệ với Luật Hoàng Anh để được tư vấn và cung cấp dịch vụ một cách HIỆU QUẢ và TIẾT KIỆM CHI PHÍ NHẤT.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh