2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Sản xuất trồng trọt giữ vai trò vô cùng quan trọng trong nông nghiệp, góp phần đảm bảo an ninh lương thực, xoá đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nông dân, thích ứng với biến đổi khí hậu, thúc đẩy phát triển kinh tế của ngành nông nghiệp nói riêng và kinh tế đất nước nói chung cũng như tạo sự ổn định chính trị xã hội. Trước tầm quan trọng đó, Luật Trồng trọt được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 19/11/ 2018, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2020, quy định về hoạt động trồng trọt; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động trồng trọt; quản lý nhà nước về trồng trọt. Bài viết dưới đây, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày quy trình sản xuất, ứng dụng công nghệ cao và cơ giới hóa trong canh tác.
Canh tác là quá trình con người sử dụng tài nguyên thiên nhiên, trang thiết bị, vật tư nông nghiệp và áp dụng quy trình sản xuất để tạo ra các sản phẩm cây trồng khác nhau.
Tại Điều 65 Luật Trồng trọt 2018 quy định quy trình sản xuất trong canh tác như sau:
Điều 65. Quy trình sản xuất
1. Quy trình sản xuất được ban hành cho mỗi loài cây trồng.
2. Quy trình sản xuất được xây dựng trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tiến bộ kỹ thuật và tổng kết thực tiễn trong canh tác; được sửa đổi, bổ sung khi có tiến bộ kỹ thuật mới, phù hợp với thực tiễn sản xuất, trình độ phát triển của khoa học và công nghệ, năng lực của người sử dụng.
Theo đó, mỗi loài cây trồng có những đặc tính khác nhau, vì vậy, mỗi loài được quy định riêng quy trình sản xuất phù hợp với loài cây trồng đó. Để tạo ra các sản phẩm cây trồng chất lượng, quy trình sản xuất được xây dựng khoa học, tiến bộ trên ứng dụng công nghệ, kỹ thuật mới, phù hợp với thực tiễn canh tác.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 66 Luật Trồng trọt 2018 quy định ứng dụng công nghệ cao trong canh tác như sau:
1. Công nghệ cao được ưu tiên và khuyến khích ứng dụng trong canh tác bao gồm:
- Công nghệ sinh học trong di truyền chọn, tạo giống cây trồng; chẩn đoán, giám định sinh vật gây hại cây trồng; phát triển sản phẩm trong sinh học và vật liệu mới;
- Công nghệ tưới nước tiết kiệm, canh tác không sử dụng đất;
- Công nghệ sản xuất trong điều kiện nhà kính, nhà lưới;
- Công nghệ thông tin ứng dụng trong dự tính, dự báo về sinh vật gây hại; cấp mã số và quản lý vùng trồng;
- Kỹ thuật nông nghiệp chính xác ứng dụng trong khoa học đất và dinh dưỡng cây trồng; điều khiển tự động chế độ bón phân, nước tưới; công nghệ bán tự động và tự động trong dây chuyền sản xuất; phân tích chất lượng môi trường sản xuất và chất lượng sản phẩm cây trồng.
2. Ưu tiên ứng dụng công nghệ cao trên vùng canh tác khó khăn, đất cát ven biển, đất có nguy cơ sa mạc hóa, hoang mạc hóa bao gồm:
- Công nghệ tưới nước tiết kiệm, canh tác không sử dụng đất;
- Công nghệ sản xuất trong điều kiện nhà kính, nhà lưới;
3. Công nghệ sản xuất trong điều kiện nhà kính, nhà lưới được xây dựng với mật độ phù hợp, giảm hiệu ứng khí nhà kính.
Cơ giới hóa trong canh tác hiểu là việc sử dụng máy móc thay cho hoặc giảm nhẹ cho lao động chân tay và tăng hiệu suất trong hoạt động canh tác.
Theo Điều 67 Luật Trồng trọt 2018, cơ giới hóa trong canh tác phải đảm bảo quy định như sau:
- Cơ giới hóa trong canh tác phải hướng tới đồng bộ, từng bước hiện đại.
- Việc đầu tư, cải tạo cơ sở hạ tầng trên đồng ruộng phải bảo đảm điều kiện để thực hiện cơ giới hóa.
- Tổ chức, cá nhân khi lập kế hoạch sản xuất, xác định cơ cấu cây trồng, thời vụ phải bảo đảm điều kiện để thực hiện cơ giới hóa.
- Thiết bị, máy móc sử dụng trong canh tác phải được lựa chọn phù hợp với điều kiện thực tế đồng ruộng, quy mô, tính chất và trình độ canh tác.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh