2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Có thể nói, nước ta được đánh giá có nhiều lợi thế về tài nguyên khoáng sản. Các kết quả công tác điều tra, đánh giá cho thất nguồn tài nguyên khoáng sản khá đa dạng và phong phú với trên 5000 mỏ, điểm quặng của 60 loại khoáng sản khác nhau như than, sắt, đá vôi…; có một số loại khoáng sản có quy mô trữ lượng đáng kể, tầm cỡ thế giới, có ý nghĩa chiến lượng và lá nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Tuy nhiên, hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản lại trở thành thách thức lớn khi nguồn khoáng sản đang ngày một cạn kiệt do con người chỉ khai thác mà không có phương pháp bảo vệ, cải tạo. Thậm chí còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, đất đai của quốc gia. Nhận thấy thực tế này, Chính phủ đã đưa ra các phương án cụ thể nhằm quản lý hoạt động khai thác sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản đi kèm với bảo vệ môi trường.
Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày nội dung đầu tiên về Quyền của tổ chức thăm dò khoáng sản theo khoản 1 Điều 42 Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17 tháng 11 năm 2010 (sau đây được gọi là Luật Khoáng sản năm 2010).
Căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 42 Luật Khoáng sản năm 2010 quy định như sau:
“a) Sử dụng thông tin về khoáng sản liên quan đến mục đích thăm dò và khu vực thăm dò;”
Cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản có trách nhiệm cung cấp thông tin về khoáng sản cho tổ chức, cá nhân khi có yêu cầu theo quy định của pháp luật. Tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin về khoáng sản phải trả phí sử dụng thông tin theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.
Tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin về khoáng sản phục vụ thăm dò khoáng sản phải hoàn trả chi phí điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản; trường hợp sử dụng thông tin về khoáng sản phục vụ khai thác khoáng sản phải hoàn trả chi phí điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, chi phí thăm dò khoáng sản.
Theo đó, tổ chức, cá nhân khi có giấy phép thăm dò khoáng sản được tiến hành thăm dò theo đúng các nội dung trong giấy phép và tuân thủ các quy định của pháp luật.
Nội dung của giấy phép thăm dò khoáng sản bao gồm:
- Tên tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản;
- Loại khoáng sản, địa điểm, diện tích khu vực thăm dò khoáng sản;
- Phương pháp, khối lượng thăm dò;
- Thời hạn thăm dò khoáng sản;
-Nghĩa vụ tài chính, nghĩa vụ khác có liên quan.
Điểm c khoản 1 Điều 42 Luật Khoáng sản năm 2010 quy định:
“c. Chuyển ra ngoài khu vực thăm dò, kể cả ra nước ngoài các loại mẫu vật với khối lượng, chủng loại phù hợp với tính chất, yêu cầu phân tích, thử nghiệm theo đề án thăm dò đã được chấp thuận;”
Thăm dò khoáng sản là giai đoạn độc lập trong quá trình nghiên cứu tuần tự cấu trúc địa chất của lòng đất. Nó được bắt đầu từ thời điểm làm sáng tỏ các tích tụ khoáng sản trong giới hạn các khu vực cục bộ (mỏ) của vỏ trái đất và được hoàn thành sau khi kết thúc công tác khai thác mỏ.
Mẫu vật địa chất, khoáng sản là những mẫu đá, mẫu sinh vật hóa đá, mẫu khoáng sản ở trạng thái tự nhiên hoặc được gia công, chế tác cơ học.
Như vậy, tổ chức, cá nhân khi có giấy phép khai thác khoáng sản có quyền chuyển các loại mẫu vật như trên ra ngoài khu vực thăm dò để phân tích, thử nghiệm theo đề án thăm dò đã được xét duyệt.
Tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản ở khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản được ưu tiên cấp Giấy phép khai thác khoáng sản đối với trữ lượng khoáng sản đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày Giấy phép thăm dò khoáng sản hết hạn.
Hết thời hạn ưu tiên quy định tại khoản này, tổ chức, cá nhân đã thăm dò không đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản đối với khu vực đã thăm dò thì mất quyền ưu tiên đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản.
Trên đây là 4 nội dung đầu tiên về quyền của tổ chức, cá nhân trong thăm dò khoáng sản. Các nội dung tiếp theo sẽ được Luật Hoàng Anh làm rõ ở Phần 2.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về luật khoáng sản
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh