2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Nhằm đảm bảo các quyền lợi, lợi ích của chủ tàu cá, pháp luật quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ đối với chủ tàu cá. Trong bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày về vấn đề này theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Luật số: 18/2017/QH14 ngày 21 tháng 11 năm 2017 sau đây gọi là Luật Thủy sản 2017.
- Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08 tháng 03 năm 2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật thủy sản.
Tàu cá là phương tiện thủy có lắp động cơ hoặc không lắp động cơ, bao gồm tàu đánh bắt nguồn lợi thủy sản, tàu hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản.
Theo từ điển Tiếng Việt giải thích chủ tàu cá có thể hiểu là tổ chức, cá nhân sở hữu, quản lý, sử dụng tàu cá.
Căn cứ theo Điều 73 Luật Thủy sản 2017 quy định quyền và nghĩa vụ của chủ tàu cá như sau:
Thứ nhất: Được lựa chọn cơ sở đăng kiểm có đủ điều kiện để đăng kiểm tàu cá.
Đăng kiểm tàu cá, tàu kiểm ngư là hoạt động quản lý kỹ thuật tàu cá, tàu kiểm ngư, thẩm định hồ sơ thiết kế và thực hiện giám sát an toàn kỹ thuật trong đóng mới, cải hoán, hàng năm, trên đà, định kỳ, bất thường, sửa chữa phục hồi tàu cá, tàu kiểm ngư, nhằm bảo đảm an toàn kỹ thuật cho tàu hoạt động trong điều kiện nhất định
Thứ hai: Tuân thủ quy định về đăng kiểm tàu cá.
Theo đó, chủ tàu cá phải tuân thủ các quy định về đăng kiểm tàu cá theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định.
Thứ ba: Bảo đảm điều kiện làm việc, sinh hoạt, an toàn, chế độ lao động, quyền và lợi ích hợp pháp của thuyền viên, người làm việc trên tàu cá.
Thuyền viên là người được tuyển dụng hoặc thuê làm việc trên tàu biển đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn và đảm nhiệm chức danh theo quy định của pháp luật.
Người làm việc trên tàu cá là người được chủ tàu cá bố trí làm việc trên tàu cá nhưng không phải là thuyền viên của tàu.
Thứ tư: Bố trí thuyền viên theo định biên an toàn tối thiểu của tàu cá theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Thứ năm: Mua bảo hiểm tai nạn và các loại bảo hiểm bắt buộc khác cho thuyền viên và người làm việc trên tàu cá theo quy định. Thanh toán chi phí sinh hoạt và đi đường cần thiết để thuyền viên, người làm việc trên tàu hồi hương trong trường hợp thuyền trưởng yêu cầu phải rời tàu cá.
Cụ thể là thuyền viên, người làm việc trên tàu được hưởng đầy đủ chế độ làm việc, bảo hiểm tai nạn và các loại bảo hiểm bắt buộc khác theo quy định của pháp luật. Quy định nghĩa vụ này nhằm đảm bảo quyền lợi, lợi ích của người lao động làm việc trên tàu cá
Thứ sáu: Chịu trách nhiệm trong trường hợp tàu cá vi phạm quy định về khai thác thủy sản bất hợp pháp.
Khai thác thủy sản bất hợp pháp là hoạt động khai thác thủy sản được thực hiện bởi tàu cá của Việt Nam, nước ngoài trong vùng biển thuộc quyền tài phán của một quốc gia mà không được phép, hoạt động trái với luật pháp, quy định của quốc gia đó hoặc tàu cá treo cờ của quốc gia đã ký thỏa ước với một tổ chức quản lý nghề cá khu vực nhưng hoạt động trái với các biện pháp bảo tồn và quản lý của tổ chức có tính chất ràng buộc đối với quốc gia tàu treo cờ, hoạt động trái với các điều khoản trong luật quốc tế được áp dụng hoặc tàu cá vi phạm luật quốc gia hay các nghĩa vụ quốc tế, bao gồm cả luật và nghĩa vụ quốc tế của các quốc gia hợp tác với một tổ chức quản lý nghề cá khu vực liên quan. Chủ tàu cá có trách nhiệm chịu trách nhiệm trong trường hợp tàu cá vi phạm quy định về khai thác thủy sản bất hợp pháp.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh