2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Lâm nghiệp là một ngành kinh tế - kĩ thuật có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, là một bộ phận không thể tách rời trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn. Bên cạnh đó, lâm nghiệp có vai trò sống còn trong việc bảo vệ môi trường cũng như chống biến đổi khí hậu. Vì vậy, lâm nghiệp Việt Nam là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước và được pháp luật điều chỉnh cụ thể qua các văn bản quy phạm pháp luật. Bài viết dưới đây, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày về quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng phòng hộ, giao rừng sản xuất theo quy định của pháp luật.
Rừng phòng hộ được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, sạt lở, lũ quét, lũ ống, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường, quốc phòng, an ninh, kết hợp du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; cung ứng dịch vụ môi trường rừng; được phân theo mức độ xung yếu.
Khoản 1 Điều 81 Luật lâm nghiệp 2017 quy định hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng phòng hộ có quyền sau đây:
- Các quyền chung của chủ rừng;
- Được Nhà nước bảo đảm kinh phí bảo vệ và phát triển rừng;
- Khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ và được chia sẻ lợi ích từ rừng theo chính sách của Nhà nước;
- Được chuyển đổi diện tích rừng được giao cho hộ gia đình, cá nhân trong cùng xã, phường, thị trấn; cá nhân được để lại quyền sử dụng rừng cho người thừa kế theo quy định của pháp luật.
Rừng sản xuất được sử dụng chủ yếu để cung cấp lâm sản; sản xuất, kinh doanh lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; cung ứng dịch vụ môi trường rừng.
Khoản 2 Điều 82 Luật lâm nghiệp 2017 quy định hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng sản xuất có quyền sau đây:
- Các quyền chung của chủ rừng;
- Đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên, được khai thác lâm sản và được chia sẻ lợi ích từ rừng theo chính sách của Nhà nước;
- Đối với rừng sản xuất là rừng trồng, được khai thác lâm sản; được chia sẻ lợi ích từ rừng theo chính sách của Nhà nước; được sở hữu cây trồng, vật nuôi và tài sản khác gắn liền với rừng trồng do chủ rừng đầu tư;
- Được chuyển đổi diện tích rừng được giao cho hộ gia đình, cá nhân trong cùng xã, phường, thị trấn; cá nhân được để lại quyền sử dụng rừng cho người thừa kế theo quy định của pháp luật.
Khoản 2 Điều 81 và khoản 2 Điều 82 Luật lâm nghiệp 2017 quy định hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng phòng hộ, rừng sản xuất có nghĩa vụ như sau:
- Quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng bền vững theo Quy chế quản lý rừng, quy định của Luật lâm nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Thực hiện quy định về theo dõi diễn biến rừng.
- Trả lại rừng khi Nhà nước thu hồi rừng theo quy định.
- Bảo tồn đa dạng sinh học rừng, thực vật rừng, động vật rừng.
- Phòng cháy và chữa cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng.
- Chấp hành sự quản lý, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Thực hiện nghĩa vụ tài chính và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh