2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Dầu khí gồm dầu thô, khí thiên nhiên và hydrocarbon ở thể khí, lỏng, rắn hoặc nửa rắn trong trạng thái tự nhiên, kể cả khí than, sulphur và các chất tương tự khác kèm theo hydrocarbon nhưng không bao gồm than, đá phiến sét, bitum hoặc các khoáng sản khác có thể chiết xuất được dầu. Đây là ngành mũi nhọn của hầu hết các quốc gia trên thế giới, cung cấp nguồn năng lượng và nguyên liệu quan trọng bậc nhất phục vụ sản xuất điện, nhiên liệu cho giao thông vận tải và các ngành kinh tế, cung cấp đầu vào cho các ngành công nghiệp khác như: hóa chất, phân bón… Với nguồn tiềm năng dồi dào này, có thể nói ngành dầu khí có thể phát triển mạnh mẽ để đóng góp cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa của đất nước, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia và đóng góp vào nguồn thu ngân sách nhà nước.
Cơ sở pháp lý
Luật Dầu khí ngày 06 tháng 7 năm 1993 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 9 năm 1993, được sửa đổi, bổ sung bởi:
1. Luật số 19/2000/QH10 ngày 09 tháng 6 năm 2000 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2000;
2. Luật số 10/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2009;
3. Luật số 35/2018/QH14 ngày 20 tháng 11 năm 2018 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.
Nhà thầu là tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc nước ngoài, được phép tiến hành hoạt động dầu khí trên cơ sở hợp đồng dầu khí.
Theo đó, nhà thầu có các quyền sau đây:
- Được hưởng những ưu đãi và những bảo đảm theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Được sử dụng các mẫu vật, số liệu, thông tin thu được để tiến hành các hoạt động dầu khí;
- Được tuyển dụng người lao động để thực hiện các công việc của hợp đồng dầu khí trên cơ sở ưu tiên tuyển dụng người lao động Việt Nam;
- Được thuê Nhà thầu phụ theo quy định của Luật này và phù hợp với thông lệ trong công nghiệp dầu khí quốc tế;
- Được miễn thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu theo quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
- Được quyền sở hữu phần dầu khí của mình sau khi hoàn thành các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước Việt Nam;
- Được xuất khẩu phần dầu khí của mình theo thỏa thuận trong hợp đồng dầu khí mà không cần xin giấy phép xuất khẩu, trừ trường hợp có quy định khác;
- Được thu hồi vốn đầu tư theo thỏa thuận trong hợp đồng dầu khí.
Nhà thầu là tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền sau:
- Được mở tài khoản tại Việt Nam và nước ngoài;
- Được chuyển thu nhập từ việc bán dầu khí thuộc phần thu hồi chi phí, lợi nhuận và các thu nhập hợp khác trong quá trình hoạt động dầu khí ra nước ngoài;
- Được phép mua ngoại tệ tại ngân hàng thương mại để đáp ứng cho các giao dịch vãng lai và các giao dịch được phép khác;
- Được bảo đảm cân đối ngoại tệ đối với các dự án quan trọng.
- Tuân thủ pháp luật Việt Nam;
- Thực hiện các cam kết ghi trong hợp đồng dầu khí;
- Nộp các loại thuế, lệ phí theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Chuyển giao công nghệ; đào tạo, sử dụng cán bộ, công nhân Việt Nam và bảo đảm quyền lợi của người lao động;
- Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường và bảo đảm an toàn trong hoạt động dầu khí;
- Báo cáo hoạt động dầu khí với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và Tập đoàn dầu khí Việt Nam;
- Cung cấp các tài liệu cần thiết cho đoàn thanh tra;
- Thu dọn các công trình, thiết bị, phương tiện sau khi kết thúc hoạt động dầu khí theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
- Bán tại thị trường Việt Nam khi Chính phủ yêu cầu:
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh