2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Nước ta được thiên nhiên ưu đãi với nguồn thủy sản đa dạng và phong phú. Vì vậy, khai thác thủy sản là một trong những lĩnh vực mang lại nguồn thu cho đất nước và người dân. Chính phủ đã đề ra những quy định cụ thể về hoạt động khai thác thủy sản trên biển, trong đó có quy định về hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam. Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nước ngoài có tàu hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Namtheo quy định của pháp luật hiện hành.
- Luật số: 18/2017/QH14 ngày 21 tháng 11 năm 2017 sau đây gọi là Luật Thủy sản 2017.
- Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08 tháng 03 năm 2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật thủy sản.
Hoạt động thủy sản là hoạt động bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; nuôi trồng thủy sản; khai thác thủy sản; chế biến, mua, bán, xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản.
Vùng biển là một phạm vi không gian trên biển, có ranh giới và chế độ pháp lí nhất định theo quy định của pháp luật quốc gia hoặc điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương. Vùng biển được quy định tại Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982). Công ước quy định các quốc gia ven biển có các vùng biển là nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Chiều rộng của các vùng biển này được tính từ đường cơ sở dùng để tính lãnh hải của quốc gia ven biển.
Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tàu hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam bao gồm hoạt động thủy sản tại nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam phải tuân thủ những điều kiện nhất định theo quy định.
Quyền là khái niệm khoa học pháp lí dùng để chỉ những điều mà pháp luật công nhận và đảm bảo thực hiện đối với cá nhân, tổ chức để theo đó cá nhân được hưởng, được làm, được đòi hỏi mà không ai được ngăn cản, hạn chế.
Khoản 1 Điều 57 Luật thủy sản 2017 quy định tổ chức, cá nhân nước ngoài có tàu hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam có quyền sau đây:
- Hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam theo nội dung ghi trong giấy phép;
- Được cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động thủy sản theo quy định của pháp luật Việt Nam khi có yêu cầu;
- Được Nhà nước Việt Nam bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong quá trình hoạt động thủy sản tại Việt Nam.
Nghĩa vụ là việc đòi hỏi mỗi công dân phải thực hiện hành vi cần thiết do Nhà nước yêu cầu, nếu không tuân thủ thực hiện đúng thì Nhà nước buộc phải áp dụng biện pháp như giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.
Khoản 2 Điều 57 Luật thủy sản 2017 quy định tổ chức, cá nhân nước ngoài có tàu hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam có nghĩa vụ sau đây:
- Nộp đủ phí, lệ phí theo quy định của pháp luật Việt Nam; mua bảo hiểm cho giám sát viên;
- Chỉ được đưa tàu vào cảng đăng ký, phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ít nhất 07 ngày làm việc trước khi đưa tàu vào Việt Nam, thực hiện thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Khi hoạt động trong vùng biển Việt Nam phải mang đủ bản chính hoặc bản sao chứng thực giấy phép hoạt động thủy sản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu, Giấy phép sử dụng tần số của thiết bị thu phát sóng vô tuyến điện do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, sổ danh bạ thuyền viên, hộ chiếu của thuyền viên và người làm việc trên tàu;
- Ghi, nộp nhật ký khai thác thủy sản theo chuyến biển đối với tàu hoạt động khai thác thủy sản; báo cáo hoạt động theo chuyến biển đối với tàu điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản, huấn luyện kỹ thuật, chuyển giao công nghệ về thủy sản, thu mua, vận chuyển thủy sản theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Nhật ký khai thác thủy sản hoặc báo cáo hoạt động của tàu phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh;
- Tuân thủ yêu cầu của giám sát viên; bảo đảm điều kiện làm việc, sinh hoạt cho giám sát viên; tiếp nhận, trả giám sát viên đúng địa điểm đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chấp thuận;
- Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của lực lượng chức năng theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Khi có sự cố, tai nạn hoặc tình huống nguy hiểm cần sự giúp đỡ thì thuyền viên, người làm việc trên tàu phải phát tín hiệu cấp cứu và phải thông báo ngay cho cơ quan hữu quan của Việt Nam nơi gần nhất;
- Tàu khai thác thủy sản chỉ được phép tiêu thụ sản phẩm tại Việt Nam, trừ trường hợp có hợp đồng xuất khẩu;
- Trong trường hợp tàu cá nước ngoài ngừng hoạt động khi giấy phép vẫn còn hiệu lực, chủ tàu phải báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bằng văn bản ít nhất trước 07 ngày làm việc trước khi ngừng hoạt động;
- Treo cờ theo quy định của Chính phủ;
- Chấp hành quy định khác của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh