2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ các nội dung về sử dụng đất trong khu bảo tồn theo Điều 25 Luật Đa dạng sinh học số 32/VBHN-VPQH ngày 10 tháng 12 năm 2018 (sau đây được gọi là Luật Đa dạng sinh học năm 2018).
Căn cứ khoản 1 Điều 25 Luật Đa dạng sinh học năm 2018 quy định như sau:
“1. Căn cứ quyết định thành lập khu bảo tồn, cơ quan có thẩm quyền giao đất theo quy định của Luật Đất đai có trách nhiệm giao đất cho Ban quản lý khu bảo tồn hoặc tổ chức khác được giao quản lý khu bảo tồn.”
Khu bảo tồn thiên nhiên (sau đây gọi là khu bảo tồn) là khu vực địa lý được xác lập ranh giới và phân khu chức năng để bảo tồn đa dạng sinh học, bao gồm:
a) Vườn quốc gia;
b) Khu dự trữ thiên nhiên;
c) Khu bảo tồn loài - sinh cảnh;
d) Khu bảo vệ cảnh quan.
Trong đó:
Vườn quốc gia là một khu vực đất hay biển được bảo tồn bằng các quy định pháp luật của chính quyền sở tại. Vườn quốc gia được bảo vệ nghiêm ngặt khỏi sự khai thác, can thiệp bởi con người.
Khu dự trữ thiên nhiên, đôi khi được gọi là khu bảo tồn thiên nhiên, là vùng đất hay vùng biển đặc biệt được dành để bảo vệ và duy trì tính đa dạng sinh học, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, kết hợp với việc bảo vệ các tài nguyên văn hoá và được quản lý bằng pháp luật hoặc các phương thức hữu hiệu khác.
Khu bảo tồn loài – sinh cảnh như Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Chế Tạo tại Yên Bái với diện tích lên tới 20.293 ha.
Rừng văn hóa lịch sử môi trường hay khu bảo vệ cảnh quan di tích lịch sử là khu vực gồm một hay nhiều cảnh quan có giá trị thẩm mỹ tiêu biểu có giá trị văn hóa-lịch sử nhằm phục vụ các hoạt động văn hóa, du lịch hoặc để nghiên cứu, bao gồm:
Khu vực có các thắng cảnh trên đất liền, ven biển hay hải đảo.
Khu vực có di tích lịch sử-văn hóa đã được xếp hạng.
Theo đó cơ quan có thẩm quyền giao đất theo quy định của Luật Đất đai số 45/2013/QH13 là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
“1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:
a) Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức;”
Nội dung này được quy định chi tiết tại khoản 2 Điều 25 Luật Đa dạng sinh học năm 2018.
Theo đó, việc sử dụng đất và việc chuyển mục đích sử dụng đất trong khu bảo tồn được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai, Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Sử dụng đất đai là việc sử dụng, khai thác các thuộc tính có ích của đất đai vì mục đích kinh tế và đời sống, xã hội trong quá trình sử dụng đất.
Chuyển mục đích sử dụng đất là sự thay đổi về mục đích sử dụng đất so với loại đất ban đầu bằng quyết định hành chính trong trường hợp phải xin phép hoặc chỉ cần đăng ký đất đai trong trường hợp không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật Đa dạng sinh học năm 2018
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh