2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Thủy lợi đóng vai trò rất quan trọng trong việc khai thác sử dụng, bảo vệ nguồn tài nguyên nước và môi trường, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, đáp ứng các yêu cầu về nước để tồn tại và phát triển cuộc sống cũng như các loại hình sản xuất phát triển kinh tế. Trước tầm quan trọng đó, Luật Thủy lợi được Quốc hội khóa 14, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 19-6-2017 và có hiệu lực từ ngày 1-7-2018 có 10 chương, 60 điều quy định về điều tra cơ bản, chiến lược, quy hoạch thủy lợi; đầu tư xây dựng công trình thủy lợi; quản lý, khai thác công trình thủy lợi và vận hành hồ chứa thủy điện phục vụ thủy lợi; dịch vụ thủy lợi; bảo vệ và bảo đảm an toàn công trình thủy lợi; thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng; quyền, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong hoạt động thủy lợi; trách nhiệm quản lý nhà nước về thủy lợi. Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày thẩm quyền quyết định giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi.
Thủy lợi là tổng hợp các giải pháp nhằm tích trữ, điều hòa, chuyển, phân phối, cấp, tưới, tiêu và thoát nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối; kết hợp cấp, tiêu, thoát nước cho sinh hoạt và các ngành kinh tế khác; góp phần phòng, chống thiên tai, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo đảm an ninh nguồn nước.
Công trình thủy lợi là công trình hạ tầng kỹ thuật thủy lợi bao gồm đập, hồ chứa nước, cống, trạm bơm, hệ thống dẫn, chuyển nước, kè, bờ bao thủy lợi và công trình khác phục vụ quản lý, khai thác thủy lợi.
Khai thác công trình thủy lợi là việc khai thác, sử dụng tiềm năng và lợi thế của công trình thủy lợi để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.
Khoản 1 Điều 37 Luật Thủy lợi 2017 quy định nguồn tài chính trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi bao gồm:
- Thu từ việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi;
Sản phẩm, dịch vụ thủy lợi là sản phẩm, dịch vụ được tạo ra do khai thác công trình thủy lợi
- Các khoản cấp, hỗ trợ từ ngân sách nhà nước;
Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
- Các khoản hợp pháp khác.
Các khoản hợp pháp khác trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi như đóng góp của tổ chức, cá nhân, đầu tư nâng cấp, hiện đại hóa công trình thủy lợi; các nguồn hỗ trợ phục vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai,.....
Khoản 2 Điều 37 Luật Thủy lợi 2017 quy tổ chức được thu tiền sản phẩm, dịch vụ thủy lợi bao gồm:
- Chủ quản lý công trình thủy lợi;
Chủ quản lý công trình thủy lợi là cơ quan chuyên môn thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thủy lợi thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các cấp hoặc tổ chức được Nhà nước giao quyền, trách nhiệm đại diện chủ sở hữu; tổ chức thủy lợi cơ sở; tổ chức, cá nhân tự đầu tư xây dựng công trình thủy lợi.
- Tổ chức khai thác công trình thủy lợi.
Tổ chức tiến hành thực hiện việc khai thác, sử dụng tiềm năng và lợi thế của công trình thủy lợi được thu tiền sản phẩm, dịch vụ thủy lợi theo quy định của pháp luật.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh