2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Việt Nam là quốc gia có đường bờ biển dài hơn 3.260 km, vùng đặc quyền kinh tế biển gấp khoảng ba lần diện tích đất liền, với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và hơn 3.000 đảo lớn, nhỏ. Tài nguyên và lợi thế do biển mang lại hứa hẹn nhiều triển vọng to lớn đối với sự phát triển của đất nước. Trong quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên hải đảo, nhiều hoạt động của con người đã trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến tài nguyên biển, gây ra các vụ tràn dầu, hóa chất độc, chất thải trên biển. Vậy, làm thế nào để xử lý các sự cố này một cách nhanh chóng và hiệu quả?
Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ nội dung về vấn đề tạm đình chỉ hoạt động đối với cơ sở gây sự cố tràn dầu, hóa chất độc theo Điều 55 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo số 82/2015/QH13 ngày 25 tháng 06 năm 2015 (sau đây được gọi tắt là Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015).
Căn cứ theo Điều 55 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015 quy định như sau:
“Trong trường hợp cơ sở gây sự cố cản trở hoạt động khắc phục sự cố và điều tra, xác định nguyên nhân sự cố, bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển căn cứ vào nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quyết định tạm đình chỉ hoạt động đối với cơ sở gây sự cố.”
Sự cố tràn hóa chất là sự phát tán không thể kiểm soát của các hóa chất độc hại ở dạng rắn, lỏng hoặc khí.
Tràn dầu là sự giải phóng hydrocarbon dầu mỏ lỏng vào môi trường do các hoạt động của con người và gây ra ô nhiễm môi trường. Đây cũng là thuật ngữ thường được đề cập trong các vụ tràn dầu xảy ra trên môi trường biển hoặc sông.
Theo đó, sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển là việc dầu, hóa chất độc từ phương tiện chứa, vận chuyển hoặc từ công trình, thiết bị và mỏ dầu thoát ra biển do sự cố kỹ thuật, thiên tai, tai nạn hoặc do con người gây ra. Những sự cố này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài nguyên, môi trường biển và hải đảo đồng thời có tác động tiêu cực đến hoạt động sinh hoạt và kinh tế của người dân.
Ở đây, cơ sở được hiểu là các cơ quan, đơn vị cá nhân có hoạt động về khai thác, vận chuyển, chuyển tải, sử dụng dầu và các sản phẩm dầu gây ra hoặc có nguy cơ gây ra sự cố tràn dầu. Chủ cơ sở là người đứng đầu cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm toàn bộ về pháp lý đối với các hoạt động của cơ sở.
Chính vì vậy, để quản lý tốt và ngăn ngừa tình trạng sự cố tràn dầu, hóa chất độc hại thì cần phải có biện pháp ứng phó, phòng ngừa sự cố một cách hiệu quả và hợp lý.
Việc ứng phó, phòng ngừa sự cố tràn dầu, hóa chất độc hại là trách nhiệm chung của toàn thể nhân dân. Tổ chức, cá nhân nào gây ra sự cố chịu trách nhiệm khắc phục, xử lý hậu quả do sự cố gây ra, đồng thời bồi thường thiệt hại do sự cố nhằm bảo đảm môi trường biển và hải đảo chịu tác động tiêu cực ở mức thấp nhất.
Theo đó, nếu cơ sở nào có hành vi cản trở, làm chậm tiến độ ứng phó, khắc phục sự cố hay điều tra thông tin về sự cố thì các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyền ra quyền định tạm đình chỉ hoạt động đối với cơ sở đó.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh