2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Thực vật đóng vai trò rất quan trọng đối với môi trường và các sinh vật liên quan, con người, động vật. Không chỉ dừng lại ở việc cung cấp nguồn thức ăn mà nó góp phần rất lớn trong bảo vệ môi trường sống, bảo vệ sự trong lành của bầu khí quyển. Bài viết dưới đây, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày về tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu; cấm xuất khẩu, nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật theo quy định của pháp luật hiện hành.
Thực vật là cây và sản phẩm của cây.
Bảo vệ thực vật là hoạt động phòng, chống sinh vật gây hại thực vật. Sinh vật gây hại là sinh vật gây ra thiệt hại trực tiếp hoặc gián tiếp đối với thực vật bao gồm vi sinh vật gây bệnh, côn trùng gây hại, cỏ dại và các sinh vật có hại khác.
Kiểm dịch thực vật là hoạt động ngăn chặn, phát hiện, kiểm soát đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát và sinh vật gây hại lạ.
Đối tượng kiểm dịch thực vật là sinh vật gây hại có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng đối với thực vật, chưa có hoặc có nhưng phân bố hẹp ở Việt Nam và phải được kiểm soát nghiêm ngặt.
Đối tượng phải kiểm soát là sinh vật gây hại không phải là đối tượng kiểm dịch thực vật nhưng sự có mặt của chúng trên vật liệu dùng để làm giống có nguy cơ gây thiệt hại lớn về kinh tế, phải được kiểm soát ở Việt Nam.
Sinh vật gây hại lạ là sinh vật gây hại chưa xác định được tên khoa học và chưa từng được phát hiện ở Việt Nam.
Khoản 1 Điều 8 Nghị định 116/2014 ngày 04 tháng 12 năm 2014 quy định chi tiết một số điều của luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật quy định ạm ngừng xuất khẩu vật thể trong các trường hợp sau đây:
- Vật thể có nguy cơ cao mang theo đối tượng kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu và chưa có biện pháp xử lý triệt để;
- Vật thể đã bị vi phạm quy định của nước nhập khẩu mà chưa có biện pháp khắc phục triệt để nguyên nhân vi phạm và có nguy cơ làm mất thị trường xuất khẩu.
Khoản 2 Điều 8 Nghị định 116/2014 ngày 04 tháng 12 năm 2014 quy định chi tiết một số điều của luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật tạm ngừng nhập khẩu vật thể trong các trường hợp sau đây:
- Vật thể nhập khẩu từ quốc gia, vùng lãnh thổ có nguy cơ cao mang theo đối tượng kiểm dịch thực vật của Việt Nam mà chưa có biện pháp xử lý triệt để;
- Vật thể nhập khẩu từ một quốc gia, vùng lãnh thổ bị phát hiện nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật hoặc sinh vật gây hại lạ mà cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương đã có thông báo về việc không tuân thủ quy định kiểm dịch thực vật của Việt Nam;
- Vật thể từ quốc gia hoặc vùng lãnh thổ có thông tin chính thức về sự bùng phát đối tượng kiểm dịch thực vật của Việt Nam.
Khoản 1 Điều 10 Nghị định 116/2014 ngày 04 tháng 12 năm 2014 quy định chi tiết một số điều của luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật cấm xuất khẩu vật thể trong các trường hợp sau đây:
- Vật thể thuộc Danh mục cấm nhập khẩu của nước nhập khẩu;
- Vật thể không có biện pháp xử lý đáp ứng quy định của nước nhập khẩu.
Khoản 2 Điều 10 Nghị định 116/2014 ngày 04 tháng 12 năm 2014 quy định chi tiết một số điều của luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật cấm nhập khẩu vật thể trong các trường hợp sau đây:
- Vật thể nhập khẩu từ quốc gia, vùng lãnh thổ được xác định có nguy cơ cao mang theo đối tượng kiểm dịch thực vật, đe dọa sản xuất nông nghiệp trong nước, an ninh lương thực quốc gia mà không có biện pháp xử lý triệt để;
- Vật thể nhập khẩu đã bị áp dụng biện pháp xử lý tạm ngừng nhập khẩu nhưng vẫn không áp dụng các biện pháp khắc phục hoặc đã áp dụng nhưng vẫn không đáp ứng được các quy định kiểm dịch thực vật nhập khẩu của Việt Nam.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh