2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Vì vậy Nhà nước đã đưa ra các quy định về đánh giá tác động môi trường để hướng dẫn các cơ quan tổ chức có hành động đúng đắn nhất. Tiếp nối phần 1, trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ 3 nội dung tiếp theo về thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định tại Điều 34 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 (sau đây sẽ được gọi tắt là Luật Bảo vệ môi trường năm 2020).
Nội dung này được quy định trực tiếp tại khoản 4 Điều 34 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
Theo đó, pháp luật yêu cầu trong trường hợp cần thiết, cơ quan thẩm định sẽ tổ chức khảo sát thực tế, lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức và chuyên gia để thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Việc tổ chức khảo sát thực tế, lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức và chuyên gia giúp quá trình thẩm định khách quan và công bằng hơn. Tuy nhiên, do hình thức này tốn khá nhiều chi phí và nguồn lực nên trừ trường hợp cần thiết thì sẽ không cần tổ chức các hình thức này.
Khoản 5 Điều 34 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định:
“5. Trong thời gian thẩm định, trường hợp có yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung báo cáo đánh giá tác động môi trường, cơ quan thẩm định có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho chủ dự án đầu tư để thực hiện.”
Theo đó, cơ quan thẩm định phải thông báo cho chủ dự án đầu tư nếu có yêu cầu chỉnh sửa hoặc bổ sung nội dung về đánh giá tác động môi trường. Hình thức thông báo phải được gửi bằng văn bản để đảm bảo tính xác thực. Chủ đầu tư có trách nhiệm chỉnh sửa, bổ sung các nội dung mà cơ quan thẩm định đã yêu cầu.
Thời hạn thẩm định chi tiết được quy định tại khoản 6 Điều 34 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
Theo đó, tính từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ thì thời hạn thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định như sau:
a) Không quá 45 ngày đối với dự án đầu tư nhóm I quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật này;
b) Không quá 30 ngày đối với dự án đầu tư nhóm II quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 4 Điều 28 của Luật này;
c) Trong thời hạn quy định tại điểm a và điểm b khoản này, cơ quan thẩm định có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho chủ dự án đầu tư về kết quả thẩm định. Thời gian chủ dự án đầu tư chỉnh sửa, bổ sung báo cáo đánh giá tác động môi trường theo yêu cầu của cơ quan thẩm định và thời gian xem xét, ra quyết định phê duyệt quy định tại khoản 9 Điều này không tính vào thời hạn thẩm định;
d) Thời hạn thẩm định quy định tại điểm a và điểm b khoản này có thể được kéo dài theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Như vậy, đối với các dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường ở mức độ cao thì thời gian thẩm định sẽ dài hơn, tuy nhiên không được quá 45 ngày để đảm bảo tiến độ của các dự án, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội và chủ dự án, trừ các quyết định do Thủ tướng Chính phủ đưa ra. Thời hạn này là hết sức hợp lý do cơ quan thẩm định cần thời gian để điều tra, phân tích và xác nhận tính khách quan và xác thực của báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Khoản 7 Điều 34 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định về nội dung thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm:
a) Sự phù hợp với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
b) Sự phù hợp của phương pháp đánh giá tác động môi trường và phương pháp khác được sử dụng (nếu có);
c) Sự phù hợp về việc nhận dạng, xác định hạng mục công trình và hoạt động của dự án đầu tư có khả năng tác động xấu đến môi trường
d) Sự phù hợp của kết quả đánh giá hiện trạng môi trường, đa dạng sinh học; nhận dạng đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường nơi thực hiện dự án đầu tư;
đ) Sự phù hợp của kết quả nhận dạng, dự báo các tác động chính, chất thải phát sinh từ dự án đầu tư đến môi trường; dự báo sự cố môi trường;
e) Sự phù hợp, tính khả thi của các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường; phương án cải tạo, phục hồi môi trường (nếu có); phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (nếu có); phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường của dự án đầu tư;
g) Sự phù hợp của chương trình quản lý và giám sát môi trường; tính đầy đủ, khả thi đối với các cam kết bảo vệ môi trường của chủ dự án đầu tư
Theo đó, các nội dung của thẩm định báo cáo đánh giá tác động của môi trường phải tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật và đảm bảo xử lý đầy đủ mọi tình huống được đưa ra trong báo cáo về sự phù hợp giữa các tiêu chí để đưa ra quyết định hợp lý nhất.
Trên đây là 4 nội dung tiếp nối phần 1 về Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường. Những nội dung tiếp theo sẽ được Luật Hoàng Anh làm rõ ở Phần 3.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh