2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Vì vậy Nhà nước đã đưa ra các quy định về đánh giá tác động môi trường để hướng dẫn các cơ quan tổ chức có hành động đúng đắn nhất. Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định tại Điều 35 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 (sau đây sẽ được gọi tắt là Luật Bảo vệ môi trường năm 2020).
Căn cứ theo khoản 1 Điều 35 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định:
“1. Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư sau đây, trừ dự án đầu tư quy định tại khoản 2 Điều này:
a) Dự án đầu tư nhóm I quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật này;
b) Dự án đầu tư nhóm II quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 4 Điều 28 của Luật này thuộc thẩm quyền quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ; dự án đầu tư nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên; dự án đầu tư nằm trên vùng biển chưa xác định trách nhiệm quản lý hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; dự án đầu tư thuộc thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản, cấp giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước, cấp giấy phép nhận chìm ở biển, quyết định giao khu vực biển của Bộ Tài nguyên và Môi trường.”
Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về các lĩnh vực: đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, địa chất; môi trường; khí tượng thủy văn; biến đổi khí hậu; đo đạc và bản đồ; quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo; viễn thám; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 quy định về cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản. Trong đó, nguyên tắc hoạt động và kết luận của hội đồng thẩm định được quy định như sau:
1. Hội đồng thẩm định được thành lập để thẩm định cho từng phương án, phương án bổ sung.
2. Hội đồng thẩm định có trách nhiệm tư vấn cho cơ quan thẩm định, phê duyệt phương án, phương án bổ sung; chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước cơ quan thẩm định, phê duyệt về kết quả thẩm định.
3. Hội đồng thẩm định làm việc theo nguyên tắc thảo luận công khai và kết luận theo đa số.
4. Kết quả thẩm định được thể hiện theo 01 (một) trong 03 (ba) trường hợp sau đây:
a) Thông qua: khi tất cả thành viên hội đồng thẩm định tham dự cuộc họp có phiếu đánh giá nhất trí thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung;
b) Thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung: khi có ít nhất 2/3 (hai phần ba) số thành viên hội đồng tham dự có phiếu đánh giá đồng ý thông qua hoặc thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung, trong đó có Chủ tịch hội đồng hoặc Phó Chủ tịch hội đồng được ủy quyền có phiếu đánh giá đồng ý thông qua hoặc thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa;
c) Không thông qua: khi có trên 1/3 (một phần ba) số thành viên hội đồng tham dự có phiếu đánh giá không thông qua.
Khoản 2 Điều 35 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án đầu tư thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh.
Bộ Quốc phòng là cơ quan tham mưu cho Đảng và Nhà nước về đường lối, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng bảo vệ Tổ quốc; quản lý nhà nước về lĩnh vực quốc phòng trong phạm vi cả nước; tổ chức thực hiện việc xây dựng, quản lý và chỉ huy Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ; quản lý các dịch vụ công theo quy định của pháp luật.
Bộ công an thuộc hệ thông Công an nhân dân, theo đó có chức năng tham mưu với Đảng, Nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
Theo đó, các dự án đầu tư thuộc bí mật Nhà nước về quốc phòng, an ninh sẽ được Bộ Quốc phòng và Bộ công an tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá bảo vệ môi trường.
Khoản 3 Điều 35 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định:
“3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án đầu tư trên địa bàn, trừ đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có dự án phải thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư của mình.”
Như vậy, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư thuộc địa của mình trừ các dự án đầu tư đặc biệt đã được quy định theo pháp luật. Đồng thời, quá trình thẩm định cần được thực hiện một cách minh bạch, đảm bảo tính pháp lý.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh