2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Hiện nay, môi trường chính là một trong những vấn đề nóng bỏng được quan tâm hàng đầu. Các hoạt động bảo vệ môi trường cũng được Chính phủ ưu tiên thực hiện để đảm bảo đời sống sinh hoạt và sản xuất kinh doanh của người dân. Để tiết kiệm thời gian chi phí điều tra và phân tích chất lượng môi trường thì việc phân loại dự án đầu tư theo tiêu chí môi trường là rất thiết thực, có thể phân vùng nhóm dự án cần phải đánh giá tác động môi trường và những nhóm nào không cần phải đánh giá.
Vì vậy Nhà nước đã đưa ra các quy định về đánh giá tác động môi trường để hướng dẫn các cơ quan tổ chức có hành động đúng đắn nhất. Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ 4 nội dung tiếp theo về tham vấn đánh giá tác động môi trường theo quy định tại Điều 33 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 (sau đây sẽ được gọi tắt là Luật Bảo vệ môi trường năm 2020).
Căn cứ theo khoản 4 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định:
“ 4. Việc tham vấn được thực hiện thông qua đăng tải trên trang thông tin điện tử và một hoặc các hình thức sau đây:
a) Tổ chức họp lấy ý kiến;
b) Lấy ý kiến bằng văn bản.”
Tham vấn là quá trình hỗ trợ về mặt tâm lý trong đó các nhà tham vấn sử dụng những kiến thức, kỹ năng chuyên môn và thái độ để giúp đối phương nhận thức được vấn đề cần biết và đưa ra quyết định của bản thân.
Theo đó, chủ đầu tư có thể đăng tải nội dung tham vấn cần thiết lên trang thông tin điện tử. Đồng thời, có thể áp dụng một số hình thức như tổ chức họp cộng đồng dân cư do chủ dự án và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện dự án đồng chủ trì với sự tham gia của những người đại diện cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ dân phố, thôn bản. Ngoài ra chủ dự án có thể lấy ý kiến tham vấn bằng văn bản. Quá trình thực hiện tham vấn được khuyến khích tham vấn ý kiến chuyên gia để đảm bảo quá trình diễn ra thuận lợi, hiệu quả.
Khoản 5 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định kết quả tham vấn là thông tin quan trọng để chủ dự án đầu tư nghiên cứu đưa ra giải pháp giảm thiểu tác động của dự án đầu tư đối với môi trường và hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động môi trường. Kết quả tham vấn phải được tiếp thu, thể hiện đầy đủ, trung thực các ý kiến, kiến nghị của đối tượng được tham vấn, đối tượng quan tâm đến dự án đầu tư (nếu có). Trường hợp ý kiến, kiến nghị không được tiếp thu, chủ dự án đầu tư phải giải trình đầy đủ, rõ ràng. Chủ dự án đầu tư phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung và kết quả tham vấn trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Tham vấn cộng đồng khi xây dựng báo cáo đánh giá tác động môi trường có giúp mọi người biết được những tác động của dự án đến với đời sống sinh hoạt và sản xuất của mình. Qua đó, người dân và các cơ quan, tổ chức xem xét, chấp nhận và kiểm tra việc thực hiện dự án của chủ đầu tư. Theo đó nội dung tham vấn phải đảm bảo đưa ra phân tích dữ liệu và có phương án giải quyết cụ thể đối với từng dự án đầu tư. Đồng thời, các kết quả tham vấn đánh giá môi trường phải trung thực và chính xác, minh bạch.
Nội dung này được quy định rõ ràng tại khoản 6 Điều 33 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
Dự án đầu tư là cơ sở để cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành các biện pháp quản lý, cấp phép đầu tư. Đây là căn cứ để nhà đầu tư triển khai hoạt động đầu tư và đánh giá hiệu quả của dự án để thuyết phục đầu tư và cấp vốn cho dự án.
Tham vấn là hoạt động công khai, minh bạch. Theo đó, các dự án đầu tư thuộc danh mục bí mật của Nhà nước thì không cần thực hiện tham vấn để đảm bảo tính an toàn và bảo vệ thông tin liên quan.
Khoản 7 Điều 33 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định nội dung này.
Theo đó, Chính phủ đã ban hành nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường. Trong đó, khoản 4 Điều 12 Nghị định này quy định:
“4. Trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường, chủ dự án phải tiến hành tham vấn Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi thực hiện dự án, các tổ chức và cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án; nghiên cứu, tiếp thu những ý kiến khách quan, kiến nghị hợp lý của các đối tượng liên quan được tham vấn để hạn chế thấp nhất tác động bất lợi của dự án đến môi trường tự nhiên đa dạng sinh học và sức khỏe cộng đồng.”
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh