2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Việt Nam là quốc gia có đường bờ biển dài hơn 3.260 km, vùng đặc quyền kinh tế biển gấp khoảng ba lần diện tích đất liền, với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và hơn 3.000 đảo lớn, nhỏ. Tài nguyên và lợi thế do biển mang lại hứa hẹn nhiều triển vọng to lớn đối với sự phát triển của đất nước. Trong quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên hải đảo, nhiều hoạt động của con người đã trực tiếp hoặc gián tiếp làm gia tăng mức độ suy thoái tài nguyên, môi trường hoặc những thay đổi theo chiều hướng bất lợi tại các hải đảo. Để đáp ứng nhu cầu về sử dụng và phát triển bền vững các hải đảo Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015 đã đưa ra các quy định về quản lý tài nguyên hải đảo, trong đó đặc biệt nhấn mạnh về vấn đề phân loại hải đảo để khai thác, sử dụng tài nguyên hải đảo.
Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ các nội dung tiếp theo về Thang điểm, điểm đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo theo pháp theo pháp luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.
- Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo số 82/2015/QH13 ngày 25 tháng 06 năm 2015 (sau đây được gọi tắt là Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015)
- Luật số 35/2018/QH14 ngày 20 tháng 11 năm 2018 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019;
- Thông tư số 27/2016/TT-BTNMT ngày 29 tháng 09 năm 2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết bộ chỉ số và việc đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo.
Chỉ số đánh giá kết quả thực hiện nội dung kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo và chỉ số đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo được tính thông qua thang điểm và điểm đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo.
Theo đó, khoản 1 Điều 6 Thông tư số 27/2016/TT-BTNMT quy định về thang điểm như sau:
“1. Thang điểm đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo là 100 điểm.”
Ô nhiễm môi trường biển là hiện tượng nguồn nước biển bị biến đổi tính chất (vật lí và hóa học) và thành phần không đúng tiêu chuẩn. Theo chiều hướng xấu, hay còn được gọi là nguồn nước bị nhiễm bẩn.
Điểm đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo được xác định căn cứ vào tính chất của từng nội dung kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo, ưu tiên cho công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý, khắc phục tình trạng ô nhiễm, sự cố môi trường biển, suy thoái môi trường biển, các hệ sinh thái biển, hải đảo; cải thiện và phục hồi môi trường, các hệ sinh thái biển, hải đảo bị ô nhiễm và suy thoái.
Điểm đánh giá các nội dung quy định tại Khoản 3 Điều 4 Thông tư số 27/2016/TT-BTNMT, cụ thể như sau:
a) Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo: điểm tối đa là 08 điểm;
b) Rà soát, hệ thống hóa; theo dõi, kiểm tra tình hình thi hành văn bản quy phạm pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo: điểm tối đa là 08 điểm;
c) Điều tra, thống kê, phân loại, đánh giá các nguồn thải từ đất liền, từ các hoạt động trên biển và hải đảo; tình trạng ô nhiễm môi trường biển và hải đảo: điểm tối đa là 12 điểm;
d) Định kỳ quan trắc và đánh giá hiện trạng chất lượng nước, trầm tích và đa dạng sinh học của các khu vực biển và hải đảo: điểm tối đa là 12 điểm;
đ) Phòng ngừa, phát hiện, xử lý, khắc phục tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường, các hệ sinh thái biển và hải đảo; cải thiện và phục hồi môi trường các hệ sinh thái biển và hải đảo bị ô nhiễm và suy thoái: điểm tối đa là 30 điểm;
e) Ứng phó, khắc phục sự cố môi trường biển: điểm tối đa là 12 điểm;
g) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức pháp luật về bảo vệ môi trường biển và hải đảo: điểm tối đa là 08 điểm;
h) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, giải quyết khiếu nại tố cáo: điểm tối đa là 10 điểm.
Điểm của nội dung, tiêu chí, tiêu chí thành phần đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo được quy định cụ thể tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư 27/2016/TT-BTNMT.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh