2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay thì môi trường chính là vấn đề nóng bỏng được chính phủ các quốc gia quan tâm hàng đầu, trong đó có Việt Nam. Song song với quá trình phát triển công nghệ hiện đại thì chất thải đang dần trở thành mối nguy hại đối với đời sống và sức khỏe con người. Tình trạng nước thải khi xả thẳng ra môi trường đang là một trong những vấn đề có tính nguy hại rất cao bởi các công tác kiểm tra, rà soát nguồn nước thải gặp nhiều khó khăn và thách thức từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nguyên do chính dẫn đến tình trạng này lại chủ yếu đến từ hoạt động kinh doanh sản xuất và sinh hoạt của con người. Chính vì thế, để có được một môi trường xanh, sạch, đẹp thì cần phải có những giải pháp tối ưu và hiệu quả nhất. Nhận thấy được vấn đề này, Chính phủ đã đưa ra các quy định cụ thể về việc quản lý nước thải để kiểm soát, bảo vệ môi trường một cách hệ thống nhất.
Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ 3 nội dung đầu tiên về xử lý nước thải theo Điều 86 Luật bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 (sau đây được gọi là Luật Bảo vệ môi trường năm 2020).
Căn cứ theo khoản 1 Điều 86 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định như sau:
“1. Đô thị, khu dân cư tập trung mới; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp phải có hệ thống thu gom, xử lý nước thải riêng biệt với hệ thống thoát nước mưa, trừ trường hợp đặc thù do Chính phủ quy định.”
Nước thải là nước đã bị thay đổi đặc điểm, tính chất do sử dụng hoặc do các hoạt động của con người xả vào hệ thống thoát nước hoặc ra môi trường. Nói cách khác, nước thải là nước đã qua sử dụng và có chứa các vật chất độc hại, các hợp chất hữu cơ, vô cơ hoặc cả các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, vi rút có thể làm ô nhiễm môi trường nếu bị tích tụ quá lâu.
Hệ thống thoát nước gồm mạng lưới thoát nước (đường ống, cống, kênh, mương, hồ điều hòa...), các trạm bơm thoát nước mưa, nước thải, các công trình xử lý nước thải và các công trình phụ trợ khác nhằm mục đích thu gom, chuyển tải, tiêu thoát nước mưa, nước thải, chống ngập úng và xử lý nước thải. Hệ thống thoát nước được chia làm các loại sau đây;
- Hệ thống thoát nước chung là hệ thống trong đó nước thải, nước mua được thu gom trong cùng một hệ thống;
- Hệ thống thoát nước riêng là hệ thống thoát nước mưa và nước thải riêng biệt;
- Hệ thống thoát nước nửa riêng là hệ thống thoát nước chung có tuyến cống bao để tách nước thải đưa về nhà máy xử lý.
Hệ thống thoát nước mưa bao gồm mạng lưới cống, kênh mương thu gom và chuyển tải, hồ điều hòa, các trạm bơm nước mưa, cửa thu, giếng thu nước mưa, cửa xả và các công trình phụ trợ khác nhằm mục đích thu gom và tiêu thoát nước mưa.
Khoản 2 Điều 86 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định chi tiết việc quản lý nước thải đô thị, khu dân cư tập trung gồm:
a) Nước thải sinh hoạt phát sinh từ tổ chức, hộ gia đình phải được thu gom, đấu nối với hệ thống thu gom, xử lý nước thải;
b) Nước thải phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong đô thị phải được thu gom, xử lý sơ bộ trước khi đấu nối vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải đô thị; nước thải sau khi xử lý sơ bộ phải đáp ứng quy định của khu đô thị, khu dân cư tập trung hoặc quy định của chính quyền địa phương;
c) Nước thải phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong đô thị chưa có công trình xử lý nước thải tập trung phải được thu gom, xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường trước khi thải vào nguồn tiếp nhận.
Nước thải sinh hoạt là nước thải ra từ các hoạt động sinh hoạt của con người như ăn uống, tắm giặt, vệ sinh cá nhân...
Điểm đấu nối là các điểm xả nước của các hộ thoát nước vào hệ thống thoát nước. Theo đó, nước thải phát sinh từ tổ chức hay hộ gia đình phải được thu gom và chuyển về cơ sở có chức năng thu gom, xử lý chung trên địa bàn theo đường ống dẫn. Việc này để đảm bảo nước thải không bị xả ra bên ngoài môi trường hoặc để lâu không tự xử lý sẽ thẩm thấu vào trong lòng đất và mạch nước, ảnh hưởng tới môi trường sống của khu vực.
Nội dung này được quy định cụ thể tại khoản 3 Điều 86 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
Theo đó, quản lý nước thải từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được quy định như sau:
a) Nước thải của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trang, cụm công nghiệp được thu gom và xử lý sơ bộ trước khi đấu nối vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải công nghiệp theo yêu cầu của chủ đầu tư xây dựng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp bảo đảm nước thải phải được xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường;
b) Nước thải của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nằm ngoài khu đô thị, khu dân cư tập trung, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp không kết nối được vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải phải được thu gom và xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường trước khi thải vào nguồn tiếp nhận.
Nước thải từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hay còn được gọi là nước thải công nghiệp. Nó không chỉ được sản sinh từ nước mà còn được sản sinh trong bản thân quá trình sản xuất, thường là nước thải có chứa nguyên liệu, hóa chất hay phụ gia của quá trình. Vì vậy những thành phần nguyên liệu hóa chất này thường có nồng độ cao và trong nhiều trường hợp có thể được thu hồi lại.
Ví dụ như nước thải từ việc rửa hay vệ sinh các thiết bị phản ứng, nước chứa amonia hay phenol từ quá trình dập lửa của công nghiệp than cốc…
Theo đó, những loại nước thải này thường có nồng độ chất độc hại có thể gây ô nhiễm lớn. Chính vì vậy mà nước thải của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trang, cụm công nghiệp được thu gom và xử lý sơ bộ trước khi đấu nối với cơ sở thu gom, xử lý nước thải công nghiệp chung để không trộn lẫn các chất độc hại vào hệ thống xử lý chung.
Trên đây là các nội dung đầu tiên về thu gom, xử lý nước thải. Các nội dung tiếp theo sẽ được Luật Hoàng Anh phân tích rõ ở Phần 2.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về luật bảo vệ môi trường
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh