2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Có thể nói, nước ta được đánh giá có nhiều lợi thế về tài nguyên khoáng sản. Các kết quả công tác điều tra, đánh giá cho thất nguồn tài nguyên khoáng sản khá đa dạng và phong phú với trên 5000 mỏ, điểm quặng của 60 loại khoáng sản khác nhau như than, sắt, đá vôi…; có một số loại khoáng sản có quy mô trữ lượng đáng kể, tầm cỡ thế giới, có ý nghĩa chiến lượng và lá nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Tuy nhiên, hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản lại trở thành thách thức lớn khi nguồn khoáng sản đang ngày một cạn kiệt do con người chỉ khai thác mà không có phương pháp bảo vệ, cải tạo. Thậm chí còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, đất đai của quốc gia. Nhận thấy thực tế này, Chính phủ đã đưa ra các phương án cụ thể nhằm quản lý hoạt động khai thác sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản đi kèm với bảo vệ môi trường.
Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày nội dung tiếp theo về thu hồi chấm dứt hiệu lực giấy phép khai thác khoáng sản theo Điều 58 Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17 tháng 11 năm 2010 (sau đây được gọi là Luật Khoáng sản năm 2010).
Căn cứ theo khoản 1 Điều 58 Luật Khoáng sản năm 2010 thì Giấy phép khai thác khoáng sản bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
a) Sau 12 tháng, kể từ ngày giấy phép có hiệu lực, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản chưa xây dựng cơ bản mỏ, trừ trường hợp bất khả kháng;
b) Sau 12 tháng, kể từ ngày dự kiến bắt đầu khai thác, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản chưa tiến hành khai thác, trừ trường hợp bất khả kháng;
c) Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản vi phạm một trong các nghĩa vụ quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và g khoản 2 Điều 55 của Luật này mà không khắc phục trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về khoáng sản có thông báo bằng văn bản;
d) Khu vực được phép khai thác khoáng sản bị công bố là khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản.
Ví dụ: Ngày 02/10/2021, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2469/QĐ-UBND thu hồi Giấy phép khai thác khoáng sản số 29/GP-UBND ngày 11/6/2015 của UBND tỉnh đã cấp cho Công ty cổ phần PTT khai thác khoáng sản đá làm vật liệu xây dựng thông thường tại khu vực thôn Phú Mậu, xã Hương Phú, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế theo quy định tại Điểm a, b, c Khoản 1 Điều 58 Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17/11/2010.
Lý do thu hồi: Công ty Cổ phần PTT khai thác khoáng sản đá làm vật liệu xây dựng thông thường tại khu vực thôn Phú Mậu, xã Hương Phú, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế vi phạm Khoản 2 Điều 55 Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17/11/2010.
Khai thác khoáng sản là hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản, bao gồm xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, phân loại, làm giàu và các hoạt động khác có liên quan.
Theo đó, Giấy phép khai thác khoáng sản chấm dứt hiệu lực khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
a) Giấy phép bị thu hồi;
b) Giấy phép hết hạn;
c) Giấy phép được trả lại;
d) Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản giải thể hoặc phá sản.
Khi Giấy phép khai thác khoáng sản chấm dứt hiệu lực thì các công trình, thiết bị bảo đảm an toàn mỏ, bảo vệ môi trường ở khu vực khai thác khoáng sản thuộc sở hữu nhà nước, không được tháo dỡ, phá huỷ. Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày Giấy phép khai thác khoáng sản chấm dứt hiệu lực, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải di chuyển tài sản còn lại của mình và của các bên có liên quan ra khỏi khu vực khai thác khoáng sản; sau thời hạn này, tài sản còn lại thuộc sở hữu nhà nước.
Trong thời hạn quy định này, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải thực hiện các nghĩa vụ có liên quan đến việc đóng cửa mỏ, cải tạo, phục hồi môi trường và đất đai theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về luật khoáng sản
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh