Thu hồi thuốc bảo vệ thực vật trên thị trường, xử lý thuốc bảo vệ thực vật bị thu hồi?

Thứ ba, 31/01/2023, 17:00:05 (GMT+7)

Thu hồi thuốc bảo vệ thực vật trên thị trường, xử lý thuốc bảo vệ thực vật bị thu hồi

Thuốc bảo vệ thực vật là một nhân tố đảm bảo sự phát triển của nền nông nghiệp, đảm bảo tăng năng suất cây trồng. Tuy nhiên thuốc bảo vệ thực vật có những tác động nguy hiểm đến sức khỏe con người và môi trường xung quanh, vì vậy trong một số trường hợp, thuốc bảo vệ thực vật bị thu hồi và xử lý. Bài viết dưới đây, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày về thu hồi thuốc bảo vệ thực vật trên thị trường, xử lý thuốc bảo vệ thực vật bị thu hồi theo quy định của pháp luật.

Thuốc bảo vệ thực vật là gì?

Thuốc bảo vệ thực vật là chất hoặc hỗn hợp các chất hoặc chế phẩm vi sinh vật có tác dụng phòng ngừa, ngăn chặn, xua đuổi, dẫn dụ, tiêu diệt hoặc kiểm soát sinh vật gây hại thực vật; điều hòa sinh trưởng thực vật hoặc côn trùng; bảo quản thực vật; làm tăng độ an toàn, hiệu quả khi sử dụng thuốc.

Thu hồi thuốc bảo vệ thực vật trên thị trường, xử lý thuốc bảo vệ thực vật bị thu hồi

Trường hợp thu hồi thuốc bảo vệ thực vật

Căn cứ khoản 1 Điều 73 Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 quy định thuốc bảo vệ thực vật phải thu hồi trong các trường hợp sau đây:

- Không phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia theo quy định;

- Hết hạn sử dụng;

- Nhãn, bao gói thuốc bảo vệ thực vật có sai sót hoặc không đúng quy định.

Thông báo thu hồi thuốc bảo vệ thực vật

Khoản 2 Điều 73 Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 quy định như sau:

2. Khi phát hiện thuốc bảo vệ thực vật thuộc diện bị thu hồi thì cơ sở sản xuất, nhập khẩu phải có trách nhiệm thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng về lô thuốc phải thu hồi và có trách nhiệm thu hồi ngay toàn bộ thuốc đó.

Trong trường hợp cơ sở sản xuất, nhập khẩu không tự nguyện thu hồi thì cơ quan có thẩm quyền ra quyết định bắt buộc thu hồi.

Phương tiện thông tin đại chúng là phương tiện được cơ quan báo chí sử dụng để cung cấp, truyền dẫn thông tin tới đông đảo công chúng bao gồm các đài phát thanh, đài truyền hình, báo in, báo điện tử và trang/Cổng thông tin điện tử. Trách nhiệm thông báo này nhằm đảm bảo cung cấp thông tin về mức độ nguy hiểm, gây hại thuốc bảo vệ thực vật đến người sử dụng thuốc để phòng tránh và dừng sử dụng để tiến hành thu hồi. Cơ sở sản xuất, nhập khẩu không tự nguyện thu hồi thì cơ quan có thẩm quyền ra quyết định bắt buộc thu hồi

Biện pháp xử lý thuốc bảo vệ thực vật

Khoản 3 Điều 73 Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 quy định các biện pháp xử lý thuốc bảo vệ thực vật bị thu hồi bao gồm:

- Tái xuất;

Tái xuất thuốc bảo vệ thực vật là việc xuất khẩu trở lại thuốc bảo vệ thực vật đã nhập khẩu mà không đảm bảo điều kiện pháp luật quy định bị buộc thu hồi.

- Tái chế;

Tái chế được hiểu là quá trình xử lý thuốc bảo vệ thực vật thành thành phẩm mới với khả năng ứng dụng đem lại lợi ích cho con người.

- Khắc phục lỗi ghi nhãn, bao gói;

Nhãn thuốc bảo vệ thực vật là mảnh giấy nhỏ, ghi rõ tên thuốc và những điều cốt yếu cần lưu ý đối với thuốc bảo vệ thực vật, dán ngoài bao bì của thuốc bảo vệ thực vật.

Bao gói thuốc bảo vệ thực vật có thể hiểu là sản phẩm dùng để chứa đựng thuốc bảo vệ thực vật, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo quản, vận chuyển, xếp dỡ, tiêu thụ và tiêu dùng sản phẩm, đảm bảo an toàn môi trường.

- Tiêu hủy.

Tiêu hủy thuốc bảo vệ thực vật là làm cho thuốc bảo vệ thực vật mất hẳn đi, không còn tồn tại.

Thẩm quyền xử lý thuốc bảo vệ thực vật

Khoản 4 Điều 73 Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 quy định thẩm quyền xử lý thuốc bảo vệ thực vật bị thu hồi được quy định như sau:

- Cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở địa phương quyết định biện pháp và thời hạn xử lý thuốc bảo vệ thực vật bị thu hồi; kiểm tra việc thu hồi và xử lý thuốc của cơ sở buôn bán trên địa bàn; xử lý vi phạm về thu hồi thuốc bảo vệ thực vật của cơ sở buôn bán trên địa bàn theo quy định;

- Cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương quyết định biện pháp và thời hạn xử lý thuốc bảo vệ thực vật bị thu hồi; kiểm tra việc thu hồi và xử lý thuốc của cơ sở sản xuất; xử lý vi phạm về thu hồi thuốc bảo vệ thực vật của cơ sở buôn bán khi việc thu hồi thuốc xảy ra trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Chi phí thu hồi và xử lý

Khoản 5 Điều 73 Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 quy định

- Cơ sở sản xuất, nhập khẩu có thuốc bảo vệ thực vật bị thu hồi phải chịu mọi chi phí thu hồi và xử lý.

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư